Hỏi đáp về trẻ tự kỷ
Tài liệu > Góc cô > Giáo dục đặc biệt > Hỏi đáp về trẻ tự kỷ
   Câu 9 : Làm sao dạy trẻ cách cư xử phù hợp ở nơi công cộng ?

"Con trai tôi năm nay 5 tuổi, và bé thường hay có biểu hiện tăng động nhảy lên nhảy xuống. Giờ thì cháu đã lớn hơn, tôi muốn dạy cho cháu biết rằng hành động trên chỉ thích hợp khi ở nhà còn ở nơi công cộng thì nó sẽ gây nên nhiều sự chú ý. Tôi phải làm gì bây giờ?" Joann

Trả lời: Kerry Hogan, Chuyên viên trị liệu tâm lý giáo dục, trung tâm Chapel Hill TEACCH

"Tăng động" hay những hành vi và sự hứng thú lặp đi lặp lại là rất khó sửa đổi bởi vì trẻ em mắc chứng tự kỉ thường bị kích thích để theo đuổi các hành vi trên. Phương pháp mà bạn đưa ra trong việc dạy con mình biết thể hiện những hành vi đúng nơi đúng lúc là chính xác với những gì mà chúng tôi muốn đề xuất. Cách này thường mang lại thành công nhiều hơn là lúc nào cũng cố gắng loại bỏ một hành vi nào đó của trẻ điển hình như hành động nhảy lên nhảy xuống mà bạn kể. Cách thức mà bạn muốn truyền đạt điều này đối với trẻ sẽ phụ thuộc vào khả năng hiểu được ngôn ngữ hay bất cứ gợi ý nào khác vào lúc này.

Chúng tôi nhận thấy rằng thậm chí khi trẻ em tiếp xúc với nhiều ngôn ngữ thì cũng có những phản ứng rõ ràng nhất đối với một số lời nhắc nhở mang tính trực quan (bằng hình ảnh).Ví dụ, bạn có thể chụp bức hình của bé lúc đang nhảy, bức hình về ngôi nhà bé đang ở, và một bức hình về nơi mà gia đình bạn muốn đi đến trong cộng đồng. Bạn có thể đặt bức hình mà bé đang nhảy vào trong hoặc gần với hình ngôi nhà và viết "Đồng ý" hoặc vẽ một biểu tượng mặt cười và sau đó đặt một tấm hình mà bé đang nhảy khác bên cạnh bức hình ngoài công cộng và đánh dấu bằng chữ X màu đỏ. Trước khi bạn đi ra ngoài hãy cho bé thấy qui luật đơn giản trong những bức hình trên và luôn giữ những tấm hình đó trong người khi đi ra ngoài để mà bạn có thể cho trẻ xem lại nếu bạn cần nhắc nhở chúng.

Có thể thử một cách khác đó là soạn ra một thời khoá biểu cho bé và luôn có một biểu tượng bên cạnh các khoản mục trong thời khoá biểu để trẻ biết rằng khi nào có thể là lúc THÍCH HỢP để nhảy. Ví dụ, thời khoá biểu sau một ngày học có thể là các bức hình về buổi ăn nhẹ, TV, đọc sách, chơi đùa ngoài sân, phòng tắm, và bữa tối. Bạn có thể đặt một tấm hình nhỏ khi bé đang nhảy hoặc một biểu tượng bên cạnh hoạt động xem TV và chơi đùa ngoài sân để bé có thể biết trước được khi nào thích hợp để nhảy. Phải hiểu rằng thời điểm để nhảy sẽ đến sau cùng thì có thể giúp cho một số trẻ hoãn lại một hoạt động ưu tiên vì chúng háo hức chờ đợi được nhảy.

Một số bậc phụ huynh mà tôi đã từng làm việc cũng quyết định rằng chỉ cho con họ thực hiện những hành vi tăng động trong một số căn phòng nào đó mà thôi. Bước tiếp theo là họ dán các nhãn hình ảnh vào những căn phòng này. Ví dụ, bạn có thể không muốn một thanh thiếu niên cứ nhảy múa trên tầng trên của căn nhà nhưng nếu trẻ nhảy trong phòng hay dưới tầng hầm thì có lẽ là tốt hơn. Sử dụng lại một số loại hình ảnh hay biểu tượng có thể đại diện cho những nơi mà hành vi tăng động này (hoặc bất kì hành vi lặp đi lặp lại nào khác) được Chấp Nhận. Khi con bạn lớn hơn và phát triển thêm nhiều kĩ năng học tập, bạn có thể thay đổi cách làm trên bằng những gợi ý được viết ra.

Tóm lại, khi bọn trẻ lớn lên chúng sẽ sẵn sàng tìm hiểu thêm một chút ít về viễn cảnh xã hội. Thậm chí đối với những trẻ mắc chứng tự kỉ nhưng có khả năng thì tốt nhất là dạy chúng những điều này theo một phương pháp trực quan cụ thể. Bạn có thể kể một câu chuyện xã hội đơn giản với nhiều hình ảnh giải thích, "Nhảy nhót rất vui nhộn. Đôi lúc nhảy có thể rất tốt nhưng có những lúc nhảy không tốt chút nào. Nhảy suốt ngày có thể làm cho các đứa trẻ khác nghĩ rằng bạn không biết cách chơi các trò chơi như chúng. Bạn sẽ phải biết là khi nào là lúcThích Hợp để nhảy bởi vì trong thời khoá biểu sẽ có một hình ảnh về động tác nhảy. Nếu không có hình, thì đó là lúc bạn có thể chơi các trò chơi mà các trẻ em khác có thể chơi. Bằng cách này bạn sẽ có thể nhảy và bạn cũng có thể chơi những thứ khác."

Câu chuyện này có lẽ hơi đi quá 1 chút so với độ tuổi lên 5 đang phát triển của hầu hết các trẻ em, nhưng nó là một ví dụ về một phương pháp khác nhằm giúp trẻ em hiểu được tại sao chúng nên kiểm soát một số hành vi và chúng nên làm gì thay vì cứ thực hiện những hành vi như vậy.

Như tôi đã nói, bạn hoàn toàn đúng khi suy nghĩ về cách giúp con trai mình tham gia vào một hành vi nào đó mà trẻ đang cần ngoại trừ phải thực hiện đúng lúc.Việc học cách sử dụng thông tin bằng hình ảnh có thể giúp trẻ quyết định khi nào là thời điểm thích hợp để phát triển kĩ năng mà trẻ có thể sử dụng trong nhiều tính huống trong suốt cuộc sống sau này. Chúc bạn may mắn!

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Câu 10: Làm sao mà tôi có thể dùng các kí hiệu tranh ảnh để thay đổi được hành vi của cháu ? (23/6)
 Câu 11: Vấn đề duy nhất của cháu là cháu hay tự dưng khóc thét lên khi thấy hình mẹ cháu. (23/6)
 Câu 12: Tại sao trẻ tự kỷ dễ bị mắc chứng rối loạn lo âu và hay sợ hãi bất thường? (3/7)
 Câu 13: Các nỗi sợ hãi mà trẻ tự kỷ có thể gặp phải là gì? (3/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i