Tăng động giảm chú ý (ADHD)
Tài liệu > Góc cô > Giáo dục đặc biệt > Tăng động giảm chú ý (ADHD)
   Chuẩn đóan của Kiki D Chang về ADHD

Kiki D Chang, MD, Director, Pediatric Mood Disorders Clinic, Assistant Professor, Department of Psychiatry, Division of Child Psychiatry, Stanford University School of Medicine. Attention-Deficit/Hyperactivity Disorder, emedince. June 17, 2004.

Kiki D. Chang, Bác sĩ Y khoa, Trưởng chuyên khoa Rối loạn Khí sắc trẻ em, Phó Giáo sư, Khoa Nhi, Khu Tâm thần Nhi, Trường Đại học Y khoa Stranford.
Kiki D. Chang, Bác sĩ Y khoa là thành viên của các hội y khoa sau đây: Viện Tâm thần trẻ em và Thanh thiếu niên Hoa Kỳ, Hội Tâm thần học Hoa Kỳ và Hội Hàn lâm Tâm thần học.

Kiến thức chung:
Rối loạn tăng động/giảm chú ý (ADHD) là một bệnh tiến triển do sự thiếu chú ý và đãng trí, đi kèm hoặc không tăng hoạt động. Trước đây, nhiều thuật ngữ được sử dụng để mô tả bệnh này, bao gồm hội chứng tăng động và, từ Sổ tay Chẩn đoán và Phân loại các Rối loạn Tâm thần, lần thứ ba (DSM-III), "loạn chức năng não nhẹ." Trong DSM-III điều chỉnh lại, bệnh này được đổi lại tên là ADHD. Trong DSM-IV, người lớn hay trẻ em phải có một triệu chứng khởi phát trước 7 tuổi gây ra sự suy yếu có ý nghĩa về mặt xã hội hay học tập. Gần đây, người ta bắt đầu quan tâm đến các dạng ADHD ở người lớn, hầu như chắc chắn đã được chẩn đoán không đầy đủ.

Bệnh sinh lý (Sinh bệnh học): Vấn đề bệnh học của ADHD không rõ ràng. Những nghiên cứu chỉ ra rằng những chất kích thích tâm thần (làm thuận lợi cho giải phóng dopamine) và sự giải phóng noradrenalin ba vòng để điều trị bệnh này đã dẫn tới suy đóan cho rằng một vài khu vực não liên quan tới sự tập trung bị suy giảm trong dẫn truyền thần kinh. Chất dẫn truyền thần kinh dopamin và sự giải phóng noradrenalin có liên quan đến ADHD.
Vùng dưới vỏ não được cho là chủ yếu và bao hàm vùng trán và vùng trên trán. Trong một nghiên cứu chức năng MRI, trẻ mắc ADHD làm những bài tập về sự hạn chế đã bộc lộ ra có sự hoạt hóa khác nhau ở khu vực nếp nhăn vùng trán so với trẻ bình thường. Người lớn mắc ADHD cũng biểu hiện những hạn chế trong hoạt hóa vành đai phía trước khi làm những bài tập trương tự.

Tỷ lệ:
- Tại Hoa Kỳ: Tỷ lệ mắc ở trẻ trong độ tuổi đến trường ước tính từ 3-7%.
- Thế giới: Tại nước Anh, tỷ lệ mắc được báo cáo là ít hơn 1%. Sự khác nhau về tỉ lệ giữa Anh và Mỹ có thể do văn hóa và do tính không đồng nhất của ADHD (ví dụ, rất nhiều nguyên nhân gây nên không tập trung/giảm chú ý/tăng hoạt động). Hơn nữa, tiêu chuẩn của Bảng phân loại Bệnh Quốc tế, lần thứ 10 (ICD-10) dành cho ADHD được sử dụng ở Anh có thể được coi là chặt chẽ hơn tiêu chuẩn DSM-IV.

Tỷ lệ tử vong/Sự hoành hành của bệnh:
- Không có tương quan giữa tỷ lệ chết tồn tại trong ADHD. Dù sao, những nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tuổi thơ mắc ADHD thì khi lớn lên có nguy cơ lớn với cách cư xử sau này và những vấn đề về hành vi sai trái, điều có thể mang đến cái chết thực sự.
- ADHD có thể dẫn đến những khó khăn học đường hay nghề nghiệp và những khó khăn xã hội có thể ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển bình thường. Dù sao, chính xác sự nguy hại của bệnh cũng chưa được chứng minh.

Giới tính:
- Đối với trẻ em mắc ADHD, nam gấp 3-5 lần nữ. Một số báo cáo về tỷ lệ là 5:1. Phần lớn của dạng giảm tập trung của ADHD được thấy ở nữ nhiều hơn là nam.
- Đối với người lớn, tỷ lệ giới tính là ngang bằng.

Tuổi
- ADHD là một rối loạn phát triển cần có những triệu chứng khởi phát trước 7 tuổi. Sau tuổi trẻ em, các triệu chứng có thể vẫn tồn tại đến tuổi thanh thiếu niên và trưởng thành, hoặc chúng có thể được cải thiện hoặc biến mất.
- Tỷ lệ phần trăm ở mỗi nhóm không được chứng minh rõ ràng, nhưng ước tính ít nhất 15-20% trẻ mắc ADHD vẫn còn nguyên những chẩn đoán bệnh đến khi trưởng thành. Khoảng 65% số trẻ này sẽ mắc ADHD hay những triệu chứng còn lại của ADHD khi trưởng thành.
- Tỷ lệ thường thấy ở người lớn ước tính từ 2-7%.

Thể chất:
- Không có khám phá nào về thể chất có liên quan đến ADHD.
- Kiểm tra trạng thái tâm thần có thể thấy những dấu hiệu sau:
+ Sự xuất hiện: Thường xuyên nhất là nhiệm vụ rất khó cấu được cấu trúc và lưu lại bởi tăng hoạt động và giảm tập trung. Trẻ em với ADHD có thể biểu hiện hay cựa quậy, hấp tấp và không thể ngồi yên, hoặc chúng có thể chạy liên tục quanh phòng. Người lớn bị ADHD có thể hay đãng trí, đứng ngồi không yên và hay quên.
+ Cảm xúc/Khí sắc: Cảm xúc thường xuyên thích hợp và có thể hoan hỉ, nhưng không phải khoái cảm. Khí sắc thường xuyên bình thường, ngoại trừ những giai đoạn ít được tôn trọng và tăng khí sắc (loạn khí sắc). Khí sắc và cảm xúc không phải bị ảnh hưởng chủ yếu bởi ADHD.
+ Lời nói/quá trình suy nghĩ: Lời nói có tốc độ bình thường nhưng có thể to hơn do xung động bên trong. Quá trình suy nghĩ được định hướng nhưng có thể gặp khó khăn với một chủ đề hay nhiệm vụ. Bằng chứng về suy nghĩ hay lời nói nhanh chưa được nói đến. Những triệu chứng này có thể phù hợp hơn với trạng thái vui buồn bất thường (rối loạn lưỡng cực).
+ Nội dung suy nghĩ/tự sát: Nội dung bình thường, không có bằng chứng về tự sát/giết người hay triệu chứng tâm thần.
+ Nhận thức: Sự tập trung và lưu trữ lại trí nhớ tạm thời bị ảnh hưởng. Bệnh nhân ADHD có thể gặp khó khăn với những bài tập tính toán và những nhiệm vụ đòi hỏi trí nhớ tạm thời. Sự định hướng, trí nhớ dài hạn, hay ý nghĩ trừu tượng không bị ảnh hưởng.

Các nguyên nhân:
- Di truyền:
+ Sự giống nhau của ADHD ở những cặp sinh đôi cùng trứng nhiều hơn sinh đôi hai trứng, nêu lên sự đóng góp của di truyền vào nguyên nhân bệnh.
+ Những nghiên cứu về con nuôi cũng nêu lên nguyên nhân di truyền cho ADHD.
+ Không rõ về sự liên quan đến gen hay nhiễm sắc thể.
- Môi trường:
+ Giả thuyết đang tồn tại bao gồm bị lộn dạ con ra ngoài đến chất độc, thực phẩm có phụ gia hay nhiều màu sắc, hay nguyên nhân dị ứng. Dù sao, ăn kiêng, đặc biệt là đường, không phải là nguyên nhân của ADHD.
+ Vai trò của môi trường gia đình dẫn đến phát sinh bệnh ADHD như thế nào là chưa rõ, nhưng chắc chắn nó có thể làm các triệu chứng thêm trầm trọng.

Phân biệt với các bệnh:
Rối loạn lo âu.
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực.
Trầm cảm.
Rối loạn khí sắc
Tăng năng huyết áp
Rối loạn Stress sau sang chấn
Rối loạn giấc ngủ

Những vấn đề khác như:
Làm giảm khả năng hóc môn tuyến giáp
Rối loạn học tập
Kém dinh dưỡng
Tác dụng phụ của thuốc tăng hoạt động
Xáo trộn trao đổi chất

Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm:
- Chẩn đoán ADHD dựa trên đánh giá lâm sàng. Không có trắc nghiệm nào dựa trên thí nghiệm y học có thể chứng thực chẩn đoán.
- Những nghiên cứu cơ bản giúp củng cố chẩn đoán và sự trợ giúp trong trị liệu bao gồm:
+ Đếm huyết thanh CBC.
+ Chất điện phân.
+ Trắc nghiệm chức năng của người bệnh (trước khi bắt đầu trị liệu).
+ Kiểm tra chức năng tuyến giáp.

Chẩn đóan hình ảnh:
+ Hình ảnh não, ví dụ như MRI chức năng hay quét chụp X quang bằng phát ra photon đơn (SPECT) rất hữu dụng trong nghiên cứu, nhưng không có chỉ dẫn lâm sàng nào cho những thủ tục này bởi chẩn đoán phải là lâm sàng.

Những trắc nghiệm khác:
- Test tâm lý
+ Thang đánh giá Conners cho Cha mẹ-Giáo viên là một bộ câu hỏi được dùng cho cả bố mẹ và giáo viên của trẻ.
+ Bộ câu hỏi Tình huống ở nhà Barkley.
+ Thang đánh giá Wender Utah có thể hữu dụng trong chẩn đoán ADHD ở người lớn.
+ Trắc nghiệm Thực thi Tiếp diễn (CPTs) dựa trên những bài tập của máy tính và thường đường dùng để kiểm tra sự chú ý và có thể được dùng kết hợp với những thông tin lâm sàng để đánh giá. Một ví dụ được biết nhiều là Trắc nghiệm Nhiều loại Chú ý (TOVA). Khi những trắc nghiệm này có thể hỗ trợ cho chẩn đoán trong một đánh giá lâm sàng đầy đủ, chúng có tính xúc cảm và tính đặc trưng thấp và không phải là nền tảng cơ bản để đánh giá.
- Thị giác và thính giác nên được kiểm tra.

Dùng thuốc: Những số liệu gần đây đã nói lên rằng liệu pháp y dược hiệu quả hơn liệu pháp hành vi hay chăm sóc tại cộng đồng (thuốc được kê bởi các bác sĩ nhi khoa). Với những khu vực chức năng, như kỹ năng xã hội và trường học, thuốc kết hợp với liệu pháp hành vi được khuyến cáo. Liệu pháp bao gồm những điều sau đây:
- Thuốc (methylphenidate, dextroamphetamine)
+ Đây là liệu pháp số một và chắc chắn là liệu pháp hiệu quả nhất.
+ Tất cả thuốc có hiệu quả như nhau nhưng khác nhau ở liều lượng, thời gian hiệu lực, và tác dụng phụ ở những bệnh nhân riêng lẻ. Nên cẩn trọng bằng việc bắt đầu với liều lượng thấp nhất và chuẩn độ dần cho hiệu lực lâm sàng hay tính không dung nạp thuốc.
+ Triệu chứng nhắm tới bao gồm xung động, giảm tập trung, khó hòan thành bài tập, tăng hoạt động và thiếu chú ý.
+ Một số thuốc được duy trì liên tục, có thể tăng liều lượng hàng ngày. Cách khác, mỗi lần uống nên cách nhau từ 4-6 giờ.
+ Cần lưu ý không uống thuocó quá gần lúc đi ngủ bởi thuốc có thể gây mất ngủ.
+ Những tác dụng phụ khác của thuốc bao gồm mất ngon miệng và giảm cân, nhức đầu, và ảnh hưởng khí sắc (trầm cảm, dễ bị kích thích).
+ Thuốc có thể làm tăng tíc ở trẻ em vốn đã mắc rối loạn tíc.
+ Việc lớn lên có bị ảnh hưởng hay không khi trẻ dùng thuốc vẫn chưa rõ ràng. Dùng thuốc vào ngày nghỉ (nghỉ hè hay cuối tuần) có thể hoặc không được khuyến cáo cho giai đoạn lớn bình thường. Quyết định tùy thuộc vào biểu đồ lớn lên của trẻ và liệu pháp hành vi và nhận thức và không dùng thuốc.
- Magiê pemolin có thể được dùng, nhưng liên quan một chút với hậu quả không tốt có thể gây tổn thương cho gan nên là loại thuốc thứ hai hoặc thứ ba.
- Những số liệu gần đây nói lên rằng pupropion hay venlafaxine có thể có hiệu quả. Liều lượng tương đương như dành cho liều trầm cảm.
- Thuốc chống suy nhược ba vòng (imipramine, desipramine, nortriptyline) được sử dụng cho trẻ ADHD. Nếu những thuốc này được dùng, cần đo ECG bởi những thuốc này có thể ảnh hưởng đến tim. Một vài báo cáo đã miêu tả những cái chết bất ngờ của nam giới dùng desipramine, nhưng nguyên nhân chính xác cái chết vẫn không rõ ràng và có thể không liên quan đến việc sử dụng desipramine.
- Clonidine và guanfacine được sử dụng với những báo cáo tổng hợp về hiệu quả. Những cái chết bất ngờ của trẻ em được báo cáo khi trẻ dùng clonidine với methylphenidate lúc đi ngủ. Nhưng, nguyên nhân cái chết vẫn không rõ, và điều này để lại một chủ đề gây tranh luận.
- Liệu pháp hành vi thường hiệu quả khi được sử dụng kết hợp với chế độ thuốc hiệu quả.
+ Làm việc với bố mẹ trẻ và nhà trường để chắc chắn rằng những môi trường này là có lợi cho sự tập trung và chú ý là điều cần thiết.
+ Liệu pháp hành vi hay chương trình sửa đổi hành vi có thể giúp giảm bớt dự định không chắc chắn và tăng cường sự tổ chức.
+ Đối với người lớn bị ADHD, lao động để thiết lập cách giảm bớt sự sao lãng và tăng cường kỹ năng tổ chức có thể có ích.
- Trong nhiều thập kỷ, nghiên cứu và cả truyền miệng cho rằng thực phẩm còn chất bảo quản hoặc thực phẩm nhiều màu hoặc thực phẩm nhiều đường đơn có thể làm trầm trọng ADHD. Nhiều nghiên cứu kiểm tra đã thí nghiệm với vấn đề này. Đến nay, chưa có số liệu đầy đủ nào chứng minh cho sự suy đoán này.
Mặc dù các bác sĩ nhi khoa, cha mẹ và giáo viên hy vọng vào các liệu pháp hiệu quả và phương pháp đó không bao gồm việc dùng thuốc cho trẻ ADHD, nhưng những bằng chứng cho đến nay nói lên rằng những triệu chứng đặc hiệu của ADHD được điều trị rất kém nếu không có thuốc. Có thể những ca ADHD nhẹ nhất có thể được điều trị với thành công ở mức độ vừa phải với sắp sếp lại môi trường và liệu pháp hành vi, nhưng khác với những tình trạng hạn chế này, liệu pháp dược lý vẫn cần thiết.

Chăm sóc bệnh nhân ngoại trú.
- Việc thường xuyên theo dõi trong thời gian dài là cần thiết với người bị ADHD. Cũng giống như bệnh cao huyết áp hay đái tháo đường, ADHD không phải là một bệnh mà mọi người có thể trao cho người bệnh một đơn thuốc và yên tâm bình phục với thuốc.

Tiên lượng
- Tuổi nhỏ bị ADHD có thể mang nguy cơ lớn tiên lượng về những hành vi rối loạn và hành vi xâm hại tới tuổi thanh thiếu niên và người lớn. Có thể có những rối loạn tiên phát cùng tồn tại hoặc những rối loạn thứ phát với những rối loạn ADHD chưa được xử lý hoặc xử lý không được.
- Hầu hết trẻ em mắc ADHD có cuộc sống tâm thần tương đối tốt khi trưởng thành.
- ADHD tiếp tục tồn tại một cách hòan toàn ít nhất 15-20% đến lúc trưởng thành, khoảng 65% có thể tiếp tục có những triệu chứng không rõ ràng của ADHD gây trở ngại đến việc nhận ra đúng bệnh hay công việc của người bệnh.

Việc giáo dục/rèn luyện cho bệnh nhân:
- Việc giáo dục cho người bệnh và các thành viên gia đình họ là rất quan trọng. Các thành viên gia đình bao gồm bố mẹ và anh chị em ruột của trẻ, vợ chồng riêng hay con của người lớn, trẻ lớn hay những bệnh nhân nhiều tuổi hơn. Khuyến khích việc dùng thuốc, giáo dục vào thời điểm đã được kế hoạch hóa và điều khiển hành vi, tập luyện kỹ năng xã hội, cần thường xuyên điều chỉnh lại nhận thức.

Những liên quan đặc biệt:
- ADHD có thể đi cùng với những bệnh tâm thần sau:
+ Các rối loạn học tập khác.
+ Rối loạn hành vi hoặc rối loạn chống đối.
+ Rối loạn lưỡng cực.
+ Hội chứng Tourette.
+ Rối loạn phát triển lan tỏa.
+ Chậm phát triển tâm thần.
- Khi đánh giá một bệnh nhân với những rối loạn trên, cần rất thận trọng cũng như tỉ mỉ khi đánh giá ADHD, ADHD, như rối loạn lưỡng cực, có thể dễ dàng điều trị.
- ADHD là một rối loạn phát sinh dị loại có thể bao gồm cả những bệnh tâm thần khác. Những triệu chứng của ADHD có thể thấy ở những rối loạn khác, hoặc những dấu hiệu và triệu chứng này có thể là điềm báo trước ở tuổi nhỏ đến những rối loạn sau đó như rối loạn lưỡng cực hoặc tâm thần phân liệt.

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Rối loạn tăng động giảm chú ý (18/8)
 Tiêu chuẩn đánh giá (10/8)
 Chế độ ăn kiêng cho trẻ Tăng động giảm chú ý (9/6)
 Rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ: Những biểu hiện nổi bật (14/5)
 Trẻ em mắc triệu chứng ADHD khi trưởng thành dễ mắc các bệnh về tâm lý hơn (15/3)
 Vấn đề của trẻ rối loạn tăng động và cách điều trị? (9/3)
 Chứng rối loạn hành vi đập phá ở trẻ (25/8)
 Thế nào là ADHD? (18/6)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i