Tăng động giảm chú ý (ADHD)
Tài liệu > Góc cô > Giáo dục đặc biệt > Tăng động giảm chú ý (ADHD)
   Tiêu chuẩn đánh giá


DSM-IV Criteria for ADHD
www.cdc.gov
Hiếu động/Tăng động & Thiếu chú ý


I. HOẶC A HOẶC B:
1. Sáu hay nhiều hơn những biểu hiện không chú ý đã xuất hiện ít nhất 6 tháng và đã đến mức không còn thích hợp với tuổi:
Không chú ý
1.
1. Thường không chú ý đến chi tiết hoặc bất cẩn khi làm bài, làm việc hay các sinh hoạt khác.
2. Thường gặp khó khăn chú ý đến việc đang làm hoặc trò đang chơi.
3. Thường có vẻ như không nghe thấy lời người khác nói với mình.
4. Thường không theo dõi được lời giảng dậy, không làm xong bài vở hay việc được trao, không hoàn tất nhiệm vụ tại hang xưởng (không phải vì thái độ bất tuân hoặc không hiểu mệnh lệnh).
5. Thường gặp khó khăn khi sắp xếp sinh hoạt.
6. Thường tránh, không thích hay không muốn làm những gì phải chú tâm trong thời gian dài (như bài làm tại lớp hay bài làm về nhà).
7. Thường mất đồ dùng cần thiết (đồ chơi, bài vở, bút chì, sách, học cụ).
8. Thường dễ bị chia trí.
9. Thường hay quên những sinh hoạt hàng ngày.

1. Sáu hay nhiều hơn những biểu hiện hiếu động và thiếu kiềm chế đã thấy từ sáu tháng qua và đang đến mức trở nên phiền nhiễu và không thích hợp với số tuổi:
Hiếu động
*
1. Tay chân thường bồn chồn, loi choi trên ghế khi lẽ ra phải ngồi yên.
2. Thường bỏ ghế đi khi lẽ ra phải ngồi yên.
3. Thường leo trèo, chạy tới chạy lui vào thời điểm hay ở nơi chốn không thích hợp (nếu là người trưởng thành, có thể thấy bất an).
4. Thường chơi đùa ồn ào.
5. Lúc nào cũng có vẻ "sẵn sang chạy" và cư xử như "có máy trong người"
6. Thường nói rất nhiều.

Thiếu kiềm chế
1. Thường buột miệng trả lời trước khi nghe xong câu hỏi.
*
1. Thường không biết chờ đến phiên.
2. Thường cắt lời người khác.

II. Một số biểu hiện gây ra rối loạn xuất hiện trước năm 7 tuổi.

III. Một số rối loạn xuất hiện trong hai tình huống hay nhiều hơn (thí dụ bài làm tại trường và bài làm tại nhà)

IV. Phải có bằng chứng rõ ràng về những rối loạn lâm sàng trong cách hành xử trong xã hội, tại trường hay tại nơi làm việc.

V. Những biểu hiện không liên đới với Rối loạn Phát triển Lan toả, Schizophrenia, hay các chứng tâm thần. Những biểu hiện này cũng kh6ong lien đới với những tâm thần nào (như Mood Disorder, Anxiety Disorder, Dissociative Disorder, or a Personality Disorder).

Dựa trên những tiêu chuẩn này, có 3 loại Thiếu Chú Ý Hiếu Động:

IA. Thiếu chú ý hiếu động, tổng hợp: cả IA và IB trong 6 tháng vừa qua.

IB. Thiếu chú ý hiếu động, thiên về thiếu chú ý: có IA nhưng không có IB trong 6 tháng vừa qua.

IC. Thiếu chú ý hiếu động, thiên về hiếu động thiếu kiềm chế: có IB nhưng không có IA trong 6 tháng vừa qua.

Theo concuame.com

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Chế độ ăn kiêng cho trẻ Tăng động giảm chú ý (9/6)
 Rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ: Những biểu hiện nổi bật (14/5)
 Trẻ em mắc triệu chứng ADHD khi trưởng thành dễ mắc các bệnh về tâm lý hơn (15/3)
 Vấn đề của trẻ rối loạn tăng động và cách điều trị? (9/3)
 Chứng rối loạn hành vi đập phá ở trẻ (25/8)
 Thế nào là ADHD? (18/6)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i