Giáo dục hòa nhập
Tài liệu > Góc cô > Giáo dục đặc biệt > Giáo dục hòa nhập
   Vài nét về vấn đề đào tạo giáo viên GDĐB tại trường Đại học sư phạm TPHCM

TS. Nguyễn Thị Kim Anh
Khoa Giáo dục Đặc biệt, ĐHSP Tp.HCM


Việc đào tạo giáo viên chuyên ngành Giáo dục Đặc biệt (GDĐB) trình độ đại học có ý nghĩa rất lớn đối với chất lượng của đội ngũ giáo viên Giáo dục đặc biệt trong tương lai và chất lượng nhân sự của ngành Giáo dục Đặc biệt ở các địa phương. Sự ra đời của Khoa Giáo dục Đặc biệt , trường ĐHSP Tp.HCM vào năm 2003 đã ghi dấu ấn quan trọng trong việc xây dựng hệ thống Giáo dục đặc biệt ở các tỉnh thành phía Nam nhằm đáp ứng những nhu cầu cấp thiết của xã hội về việc xây dựng đội ngũ giáo viên, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực giáo dục trẻ có nhu cầu đặc biệt. Sự ra đời của Khoa GDĐB cũng thể hiện tính nhân văn của Đảng, Chính phủ và các cấp lãnh đạo trong việc quan tâm, chăm sóc và nuôi dưỡng đối tượng trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt. Nhiệm vụ chính của Khoa là đào tạo giáo viên dạy trẻ có nhu cầu đặc biệt ở các trung tâm, các trường hòa nhập hoặc chuyên biệt trong cả nước.
Trong công tác đào tạo, Khoa GDĐB luôn quan tâm đầu tư, nghiên cứu xây dựng và điều chỉnh chương trình đào tạo cũng như không ngừng đổi mới phương pháp đào tạo bám sát với thực tiễn của ngành. Khoa GDĐB đã và đang tiến hành xây dựng chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ và sẽ thực thi chương trình này vào năm 2010. Chương trình đào tạo ngày càng được hoàn thiện với sự trợ giúp của nhiều chuyên gia giáo dục đặc biệt trong và ngoài nước. Theo chương trình đào tạo niên chế từ năm 2003 đến 2010 sinh viên được học chuyên sâu một chuyên ngành khiếm thính hoặc khiếm thị hoặc chậm phát triển trí tuệ. Từ năm học 2010-2011 trở đi, chương trình đào tạo song song hai chuyên ngành chậm phát triển và khiếm thị hoặc chậm phát triển và khiếm thính nhằm nâng cao năng lực và khả năng chuyên môn đồng thời mở rộng cơ hội việc làm cho các em sau khi tốt nghiệp Đại học.
Chương trình đào tạo theo niên chế Giáo viên GDĐB có trình độ cử nhân Đại học gồm 210 đvht, trong đó Khối kiến thức giáo dục đại cương gồm 80 đvht; Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp gồm 105 đvht, trong đó có 57 khối kiến thức cơ sở và 48 đvht khối kiến thức chuyên ngành; Khối kiến thức bỗ trợ gồm 6đvht; Luận văn tốt nghiệp/ thi cuối khóa gồm 10 đvht và thực tập sư phạm 10 đvht. Trong 210 đvht có 3 đvht (45 tiết) dạy cho sinh viên về "Phương pháp dạy trẻ tự kỷ và trẻ tăng động giảm tập trung ADHD" [Phụ lục 1] chứ không có chương trình đào tạo giáo viên chuyên ngành tự kỷ của trường Đại học Sư phạm Tp.HCM.
Với nhiệm vụ đào tạo được xác định rõ ràng, Khoa Giáo dục đặc biệt (GDĐB) đã từng bước lớn mạnh, đã cung cấp số lượng không nhỏ giáo viên cho các trường dạy trẻ khuyết tật trong cả nước. Tính từ ngày thành lập đến nay, Khoa GDĐB đã và đang đào tạo được 07 khóa cử nhân Giáo dục đặc biệt bằng nội dung chương trình đào tạo mới mẻ và phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Tính đến năm 2010 đã có khoảng 110 sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành GDĐB. Hầu hết các sinh viên của Khoa sau khi tốt nghiệp đều làm tốt công tác chuyên môn, đem kiến thức mới mẻ, cập nhật và phương pháp dạy học phù hợp để dạy trẻ khuyết tật có hiệu quả. Không chỉ được trang bị những kiến thức chuyên môn, sinh viên của Khoa còn được bồi đắp lòng yêu nghề, tinh thần tận tụy và ý thức cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục đặc biệt khó khăn nhưng cũng nhiều niềm vui, đầy tình nhân ái [Phụ lục 2].
Song song với đào tạo hệ chính quy, để đáp ứng nhu cầu của xã hội, nhu cầu nâng chuẩn của đội ngũ giáo viên giáo viên, Khoa đã và đang tổ chức 05 khoá hệ không chính quy từ năm 2006 đến nay. Tuy số lượng học viên hệ này chưa nhiều khoảng 270 nhưng đó cũng là một nỗ lực đáng ghi nhận của một khoa còn non trẻ như Khoa GDĐB. Trong những năm qua, Khoa còn liên tục mở các lớp bồi dưỡng cấp chứng chỉ cho giáo viên có nhu cầu nâng cao nghiệp vụ giáo dục đặc biệt của các trường phổ thông. Trong đó đã có hơn 1000 giáo viên được nhận chứng chỉ tham gia các khóa học do Khoa GDĐB, ĐHSP Tp.HCM tổ chức do nhiều chuyên gia nước ngoài tham gia giảng dạy nhằm chia sẻ với các bạn đồng nghiệp Việt Nam những tiến bộ của ngành Giáo dục đặc biệt, những phương pháp chẩn đoán, khám sàng lọc và đánh giá đánh giá trẻ khuyết tật tiên tiến nhất của trường ĐH Oregon (Hoa kỳ), những phương pháp trị liệu cho trẻ tự kỷ, cách tiếp cận phù hợp với trẻ tự kỷ của trường ĐH Texas (Hoa kỳ), "Hỗ trợ trẻ khó khăn về ngôn ngữ, giao tiếp và hành vi học hiệu quả", Giáo dục giới tính; "Xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân" trên tinh thần đem lại những gì tốt đẹp nhất để trẻ có nhu cầu đặc biệt hòa nhập với cộng đồng. Thông điệp từ những khóa học có ý nghĩa rất lớn đối với sự nghiệp giáo dục đặc biệt ở Việt Nam.
Tuy nghiên, thực trạng cho thấy đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy trẻ khuyết tật chưa được đào tạo, bồi dưỡng đủ về số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu đi học ngày càng tăng của trẻ có nhu cầu đặc biệt nói chung và trẻ tự kỷ nói riêng. Phần lớn đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp chưa được bồi dưỡng kiến thức về giáo dục trẻ khuyết tật và quản lý chuyên môn trong trường chuyên biệt hoặc hòa nhập. Số giáo viên được đào tạo chính quy và tại chức về giáo dục trẻ khuyết tật, trình độ đại học mới cả nước tính đến 12/2009 có khoảng 500 người và trình độ cao đẳng là khoảng 700 người. Số lượng này không đáp ứng đủ nhu cầu của gần 35.000 trường học từ mầm non đến trung học cơ sở trong cả nước mà mới chỉ đáp ứng được ở những nơi có chương trình dự án. Vì vậy nên hơn 800. 000 trẻ khuyết tật chưa được đến trường. Đặc biệt ở những vùng nông thôn, vùng xa, vùng sâu hầu hết trẻ khuyết tật không được đi học.
Đội ngũ giảng viên của các trường sư phạm có khoa giáo dục đặc biệt còn thiếu về số lượng và chưa có nhiều kinh nghiệm chuyên ngành, đặc biệt là chăm sóc, giáo dục trẻ tự kỷ. Cả nước mới có ba cơ sở đào tạo có khoa, tổ giáo dục đặc biệt như ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Đà Nẵng và ĐH Sư phạm TP.HCM, CĐ Sư phạm Mẫu giáo Trung ương I, CĐ Sư phạm Mẫu giáo Trung ương Nha Trang và CĐ Sư phạm Mẫu giáo Trung ương Tp.HCM tiến hành đào tạo giáo viên tiểu học trình độ CĐ Sư phạm Tật học theo chương trình đào tạo do Bộ phê duyệt. Vì vậy, số giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng quá ít không thể đáp ứng được việc triển khai giáo dục trẻ khuyết tật nói chung và trẻ tự kỷ nói riêng với quy mô lớn trên cả nước.

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:


guest

Bài viết rất có ý nghĩa
Ngày gửi: 11/10/2014 9:16:20 AM

Em thấy bài viết rất có ý nghĩa với những ai muốn tìm hiểu về kiến thức nuôi dạy trẻ có biểu hiện tăng động, tự kỷ.Em cũng muốn tìm hiểu nhưng ở quảng nam không biết tham gia khoá học bồi dưỡng ở đâu?


guest
Em muốn biết nhiều hơn về trẻ tự kỉ
Ngày gửi: 12/20/2014 7:51:04 AM


Em muốn tìm và đăng ký học khóa học dạy trẻ tự kỷ nhưng không biết học ở đâu ,điều kiện để đăng ký học ra sao , em o khu vuc tphcm ,ai co biết ,xin vui lòng chỉ cho em .




guest

EM MUỐN LÀ MỘT GIÁO VIÊN GIÁO DỤC TRẺ ĐẶC BIỆT TỰ KỶ
Ngày gửi: 4/6/2015 10:49:49 PM

EM ĐANG LÀ GIÁO VIÊN MẦM NON Ở HÀ NỘI, TRONG LỚP EM CÓ RẤT NHIỀU TRẺ TỰ KỶ EM MUỐN ĐĂNG KÝ HỌC LỚP GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT TRẺ TỰ KỶ TRONG THỜI GIAN HÈ VÀ ĐƯỢC CẤP CHỨNG CHỈ ĐỂ EM VỀ DẠY TRẺ TỰ KỶ Ơ ĐỊA BÀN EM. AI BIẾT KHÔNG XIN VUI LÒNG CHO EM BIẾT VỚI NHÉ


Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Nhiều trở ngại trong việc giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật (2/4)
 Những hiểu biết về A.S.D (11/7)
 Lợi ích của "Giáo dục hòa nhập" (12/1)
 Giáo dục hòa nhập là gì? (5/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i