Kinh nghiệm nuôi dạy trẻ tự kỷ
Tài liệu > Góc cô > Giáo dục đặc biệt > Kinh nghiệm nuôi dạy trẻ tự kỷ
   Bài 2: : Hầu hết các chuyên gia hỗ trợ thực sự muốn giúp (Ann)

Theo kinh nghiệm của tôi, những người mà chúng ta chìa tay xin giúp đỡ cho con mình, dù họ là các giáo viên, nhà trị liệu, hay ai khác trong cộng đồng, hầu hết đều là những người có năng lực, chu đáo. Thật đáng tiếc, họ thường phải làm việc quá nhiều, bị trả lương thấp, và không được đánh giá cao. Con cái của chúng ta giống như cọc vuông mà cứ cố nhét vô lỗ tròn. Đó là một nhiệm vụ khó khăn đòi hỏi có sự linh hoạt, chứ không phải là một nhiệm vụ dễ dàng trong một hệ thống trường học lớn.
Hiểu biết cách làm việc với hệ thống như thế nào, đặc biệt là hệ thống trường học là một quá trình học hỏi liên tục dành cho các bậc cha mẹ. Hai năm đầu của con trai tôi trong trường công lập là trong một lớp học dành cho học sinh bệnh tự kỷ và những năm còn lại thằng bé được học đầy đủ trong trường học bình thường. Khi tôi nghĩ về những kinh nghiệm của mình với các trường học, tôi có thể nhớ lại những năm tháng tuyệt vời với những giáo viên tuyệt vời và những kinh nghiệm rất tích cực.
Tôi cũng nhớ vài trường hợp khó khăn với một số nhà quản lý và giáo viên không biết thông cảm. Chúng tôi đã gặp một giáo viên lớp 3 đã than phiền với chúng tôi khi Eric làm bài toán không ngay hàng thẳng lối mặc dù thằng bé có được tất cả đáp số đúng, và giáo viên đó đã nói với tôi, "Bé quá nhỏ so với tuổi của mình. Nên chăng để bé học ở lớp 2?" Cô ấy rõ ràng không muốn thằng bé học trong lớp của mình. Chúng tôi đã gặp một giáo viên trung học khác, chẳng bao giờ gọi lại cho tôi, chẳng bao giờ tham dự bất kỳ cuộc họp nào và chẳng bao giờ chỉnh sửa gì cho Eric mà đúng ra thằng bé phải được nhận. Cô giáo này cũng vậy, rõ ràng là cô ấy cũng không muốn Eric trong lớp của mình.
Nhưng đa số các giáo viên, hiệu trưởng và giáo viên hướng nghiệp mà chúng tôi đã gặp trong suốt 12 năm học tại trường công lập đều muốn con trai của tôi học trong lớp của họ và trong trường của họ. Lúc đầu họ có thể không am hiểu lắm về bệnh tự kỷ hay phổ tự kỷ và họ có thể chưa biết làm thế nào để giảng dạy học sinh trực quan cho tốt hoặc làm sao cho nhất quán với lịch trình, nhưng chắc chắn họ đã am hiểu hơn sau khi có một học sinh là Eric và hi vọng họ càng trở nên quan tâm hơn đến việc có những học sinh như thằng bé trong tương lai.
Đừng cho rằng khi con bạn vào một lớp mới hoặc một trường mới là bạn sẽ phải chiến đấu cho tất cả mọi thứ hoặc bạn sẽ không có được những giáo viên sáng tạo, có năng lực. Tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải đi vào những tình huống đó với thái độ tích cực và nếu mọi chuyện không như mong muốn, thì chúng ta cần phải cung cấp sự hỗ trợ để làm cho chúng tốt hơn. Là cha mẹ, tôi nghĩ chúng ta phải cố gắng hiểu những hạn chế về hệ thống khi chúng ta yêu cầu các dịch vụ cho con cái của chúng ta. Chúng ta phải bắt đầu cuộc chiến giành những điều quan trọng nhất cho sự thành công và lòng tự trọng của con cái chúng ta. Nếu chúng ta không thân thiện với những người làm việc với con cái của chúng ta, thì không có ai được lợi cả, đặc biệt là con cái của chúng ta.
Sau đây là một số gợi ý chung mà có thể là hữu ích khi làm việc với các giáo viên hoặc các chuyên gia đang giúp cho con của bạn:
+ Hãy chuẩn bị sẵn. Trước khi bắt đầu một năm học, hãy gặp các giáo viên và nhân viên hỗ trợ. Chia sẻ với họ về những điểm mạnh và điểm yếu của con bạn và cái nhìn của bạn về con mình. Hãy giúp họ trả lời bất cứ câu hỏi nào khi họ làm việc với con bạn.
+ Hãy là bậc cha mẹ năng động và biết quan tâm. Bạn có thể là tình nguyện viên trong lớp hay trường học, giúp thực hiện các hoạt động ở nhà, gọi điện thoại cho các bậc cha mẹ, là tình nguyện viên trong các lễ kỷ niệm hay buổi đi chơi của trường. Việc tham gia này chẳng những giúp giáo viên cảm thấy được hỗ trợ mà còn giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ hơn về những thách thức mà giáo viên có thể phải đối mặt trong lớp học.
+ Bày tỏ cảm xúc của bạn. Hãy để giáo viên biết khi nào bạn cảm thấy họ đang làm tốt công việc và khi nào bạn cảm thấy mọi thứ không tiến triển tốt.
+ Hãy nhớ rằng, một giáo viên giỏi là một người sáng tạo và sử dụng nhiều kiến thức và phương pháp tiếp cận đa dạng, được cá thể hóa cho sự thành công của con bạn. Hiếm khi một câu trả lời hay một giải pháp có thể giúp con cái của chúng ta mà thường là một sự kết hợp của các phương pháp tiếp cận khác nhau.
+ Hãy biết tôn trọng và lắng nghe. Khi ý kiến bất đồng phát sinh, hãy nói ra. Hãy tìm cách để đạt được một sự thỏa hiệp, nhưng trong tâm trí phải đặt những nhu cầu của con mình lên hàng đầu. Hãy đặt trọng tâm vào con mình.

Theo http://www.do2learn.com
Thanh Tuyền mamnon.com

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bài 3: Sau bệnh tự kỷ vẫn có cuộc sống gia đình (Maureen) (19/5)
 Bài 4 : Cần sự hỗ trợ từ các bậc cha mẹ khác để vượt qua (Ann) (19/5)
 Bài 5: Dễ sống hơn khi bạn chấp nhận con người thực của con mình (Ann) (19/5)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i