Đây là báo cáo khoa học từ dự án chương trình nghiên cứu phát triển giáo dục, được điều hành bởi Học viện Giáo dục và Phát triển Quốc gia về Trẻ em (Trước tuổi đến trường) - Bộ Giáo dục Hoa Kỳ (2001)
Tác giả công trình:
Diane Trister Dodge và Cate Heroman.
Để chăm sóc bé, bạn cần chăm sóc bản thân. Vì bé học nhiều từ bạn, sức khỏe bạn và sự hạnh phúc, tình trạng khỏe mạnh rất quan trọng. Là một bậc phụ huynh, có những khoảng thời gian khi bạn cảm thấy mệt mỏi, chán nản, quá tải. Có thể khó khăn cho bạn để chăm sóc và thực hiện trách nhiệm với con, hay việc tương tác với bé theo cách tích cực.
Khi bạn cảm giác như bạn đang "mất một điều gì đó", hãy lùi lại và giành lại sự tự kiểm soát. Nghĩ về ai đó bạn biết - một người bạn, một thành viên gia đình, một bác sĩ - người có thể giúp bạn vượt qua giai đoạn khó khăn. Bạn có thể muốn nhờ người thân chăm sóc con bạn trong vài giờ khi bạn cần dành chút thời gian cho bản thân.
Nhớ rằng, sự căng thẳng thường xuyên có thể làm hại tới sự phát triển bộ não bé. Và nếu bạn để những áp lực, sự thất vọng, lo lắng ảnh hưởng tới con, có thể bạn sẽ để lại những vết thương không bao giờ lành cho bé.
Vài điều vô cùng quan trọng, chúng ta nên ghi nhớ kỹ:
• Không bao giờ lắc con bạn, lắc có thể gây ra sự sưng phồng não, chảy máu và biến dạng.
• Không tung bé lên không, thậm chí chỉ là chơi đùa. Làm tổn tương bộ não con bằng cách lắc mạnh hay tung lên cao có thể gây ra tổn thương trí não, khả năng học tập kém, mù, tai biến não, sự chậm phát triển trí tuể, thậm chí là nguy hiểm tính mạng.
Đối xử với bản thân và con bạn bằng cách có một cuộc sống lành mạnh. Ăn những thức ăn giàu chất dinh dưỡng và tập thể dục thường xuyên. Những hoạt động đơn giản này sẽ tạo ra nhiều điều tốt đẹp cho tình trạng sức khỏe cũng như tinh thần bạn. Thử nghĩ tới việc đặt bé vào xe đẩy và cùng đi dạo bộ, thưởng thức thiên nhiên; hay đưa bé tới công viên và chơi đùa với mọi người, nhất là những trẻ em cùng lứa tuổi bé.
Khi bạn chăm sóc bản thân, chính là lúc bạn đang chăm sóc con mình.
Ngọc Mai mamnon.com