Bài tập tuần 41: Cú thọc
Hoạt động này mang lại:
• Phối hợp mắt – tay
• Tự do chọn lựa khám phá
• Nhận thức về “nhám, xù xì’ và ‘mềm mại’
• Tăng cường cảm giác xúc giác
• Tự tin
Lấy một nắp chai nhỏ, phẳng. Tạo 6 lỗ lên hai cái dĩa nhựa dùng trong cắm trại, bằng cách nhấn mạnh nắp lên dĩa. Phải nhấn mạnh và sắp theo từng cặp lỗ trên mặt dĩa. Nếu lỗ bị lởm chởm, dùng kéo cắt móng cắt lại cho gọn. Cắt một miếng giấy nhám có kích thước bằng chiếc dĩa và đặt bên trong phần võng xuống của dĩa, vì thế mặt xù xì sẽ ở dưới lỗ. Nhét sợi chỉ hay sợi dây nhựa lên đầu của mặt trơn của giấy nhám. Đặt một chiếc dĩa khác mặt úp lên dĩa kia. Ghim hay buộc hai chiếc dĩa có giấy nhám và sợi chỉ cùng nhau.
Thọc ngón tay trỏ của bạn vào mỗi lỗ trên giấy nhám. Đây là mặt xù xì. Quay mặt dĩa lại và thọc ngón tay ngẫu nhiên vào lỗ trên mặt kia. Mặt này có cảm giác mềm mại. Khuyến khích bé dùng ngón trỏ thò vào lỗ ngẫu nhiên. Chỉ cho bé thấy cả hai bên của dĩa và cho bé tự cảm nhận và khám phá cả hai mặt.
Bé sẽ miễn cưỡng thò ngón tay vào lỗ. Bé sẽ chỉ quan sát và bỏ mặc nó, và bé sẽ cần có nhiều sự động viên để thọc ngón tay của mình vào lỗ của dĩa. Nếu bạn có một tấm séc Trung quốc, bé sẽ vui thích hơn khi cho ngón tay vào lỗ của séc. Cũng không có gì khác nếu bé cho những ngón khác vào. Khuyến khích, cổ vũ và giọng nói biến tấu sẽ giúp gia tăng sự hứng thú của bé. Sử dụng từ ‘xù xì’ và ‘trơn mượt’ khi nói với bé. Điều này làm tăng thêm sự hiểu biết của bé về các khái niệm này.
(còn tiếp)
www.mamnon.com