Như chúng ta đã biết nguồn gốc của bệnh TỰ KỶ là do hệ tiêu hoá bị tổn thương. Vậy yếu tố nào tác động đã khiến cho hệ thống hấp thu dinh dưỡng ở ruột không làm việc đúng chức năng?
Chúng ta phải làm gì để cải thiện tình trạng trên? BIBI.vn mời các bạn theo dõi tiếp phần 2 của bài viết "Bệnh TỰ KỶ có thể chữa khỏi".
1. Các yếu tố, nguyên nhân gây TỰ KỶ
Theo như các giáo sư, bác sĩ đã báo cáo trong hội nghị thì có bốn yếu tố ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá của trẻ. Đó là: Di truyền, Hệ thống miễn dịch, Môi trường, Can thiệp sinh hoá.
Di truyền và Môi trường
Hiện nay, môi trường sống xung quanh chúng ta ngày càng nhiều khí thải độc hại. Các khu công nghiệp mọc lên như nấm : nguồn nước bị ô nhiễm, sóng điện từ tràn lan.Thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như thịt lợn, thịt gà…được các nhà xản suất nuôi theo quy trình công nghiệp làm sao cho con vật càng lớn nhanh càng tốt. Cá, tôm nuôi ở các trang trại được dùng thuốc kích thích, cá ở biển cũng được dùng một số chất hoá học để đánh bắt và bảo quản. Rau, lúa gạo ngày càng được chăm bón với nhiều loại thuốc trừ sâu chất lượng cao…
Từng chút, từng chút mọi thứ thay đổi xung quanh ảnh hưởng tới chúng ta. Sau mỗi thế hệ người, lại tìm thấy trong máu người mẹ có lượng độc tố ngày một tăng và cứ thế được truyền từ mẹ sang con, từ thế hệ trước sang thế hệ sau. Cho đến hôm nay em bé được sinh ra đã mang trong mình một lượng độc tố khá lớn. Khi gặp tác động của môi trường, các chất độc thâm nhập vào cơ thể sẽ gây hại cho các bé.
Tuy nhiên, ở mỗi em bé lại có khả năng kháng thể và lọc bỏ những độc tố khác nhau, nếu khả năng ấy của bé kém thì chắc chắn bé sẽ bị hại. Đó chính là lý do tại sao ở các thế hệ trước có ai biết đến TỰ KỶ mà tại sao đến thế hệ của con em chúng ta nó lại lan tràn như một bệnh dịch vậy?
Hệ thống miễn dịch
Hệ thống miễn dịch của con người qua nhiều thế hệ tiến hoá và sinh tồn trở nên rất phức tạp và có nhiều lớp rào cản để bảo vệ cơ thể theo nhiều cách. Nhịêm vụ của hệ thống miễn dịch là nhận diện kẻ xấu xâm nhập cơ thể, phá huỷ, đẩy chúng ra khỏi cơ thể và phục hồi những tổn hại mà kẻ xâm nhập đã gây ra.
Ở đây chúng ta hãy bàn riêng đến bộ máy tiêu hoá, đường ruột của em bé.Tuy nó nằm bên trong nhưng y học vẫn xem nó là phần ngoài cơ thể. Vì nó tiếp xúc với môi trường bên ngoài ( thực phẩn ) và thực hiên trao đổi chất giữa bên trong và bên ngoài cơ thể qua thành ruột. Ở thành ruột cũng có một hệ thống miễn nhiễm đó là chất nhờn làm nhiêm vụ ngăn cản vi khuẩn và vật thể lạ xâm nhập cơ thể. Khi các chất dị ứng, khó tiêu, độc tố liên tục xâm nhập tác động lên thành ruột thì ở đó đường ruột bị xưng tấy, phồng rộp. Nếu nặng có thể làm lủng ruột, tạo thành các lỗ nhỏ để các chất độc có thể đi qua, vào trong máu.
Ở các bé bị TỰ KỶ , vì một lý do nào đó có thể là di truyền mà khả năng miễn nhiễm xử lý trao đổi chất không hoạt động bình thường. Các chất như Gluten, Casein và một số độc tố từ bên ngoài môi trường bị cho là những yếu tố gây nên sự sưng tấy ruột. Chúng xâm nhập vào máu qua các lỗ thủng lên não làm xưng hại các tế bào não của bé gây ra các biểu hiện rối loạn tâm thần ( rối loạn hệ thần kinh)
Can thiệp sinh hoá
Nói đến các chất, thực phẩm gây TỰ KỶ là nói đến một quá trình sinh hoá trao đổi chất rất phức tạp trong cơ thể. Có nhiều bác sĩ khi học ở trường y cũng học về cơ cấu sinh hoá nhưng vì sự phức tạp của nhiều giai đoạn sinh hoá nên họ không dễ dàng nhận thấy các chất Gluten, Casein và các độc tố có thể gây nên TỰ KỶ. Tuy nhiên các chuyên gia nghiên cứu về sinh hoá lại nhận thấy được vấn đề này và chính họ đã mở đường cho việc chữa TỰ KỶ bằng phương pháp can thiệp sinh hoá.
2. Thực phẩm ăn kiêng và các chất thay thế
Cô Julie Matthews, một chuyên gia cố vấn về dình dưỡng đặc biệt cho trẻ TỰ KỶ. Là thành viên chính thức của học viện nghiên cứu TỰ KỶ ”Autism Research Institute” đã cho ra đời cuốn sách Nourishing Hope-Nutrition Intervention for Autism Spectrum Disorder phát hành lần 2, năm 2007. Nội dung cuốn sách viết về chương trình dinh dưỡng ăn kiêng cho trẻ TỰ KỶ. Chúng ta nên bắt đầu chương trình này bằng việc kiêng Gluten và Casein.
Theo cô Julie thì không nên kiêng cả hai chất cùng một lúc vì ta không biết cái nào có lợi hay có hại cho con bé. Bởi cấu trúc sinh hoá phức tạp ở mỗi bé, ta nên để ý và ghi nhớ lại các thức ăn và thời gian để theo dõi. Trong 3 tuần đầu ta thử kiêng thực phẩm có chứa Casein trước, sau đó 3 tháng sẽ dần dần kiêng cả Casein và Gluten. Nhiều phụ huynh cho biết khi kiêng các chất này thấy hiệu quả rất nhanh.
Thực phẩm có chứa Gluten: Lúa mì, yến mạch, các loại bánh nướng, bánh quy, bánh mì, bánh bao, các loại mì ống, mì làm từ bột mì các loại xúc xích…
=>Thực phẩm thay thế: Hạt kê, hạt có chứa tinh bột , gạo, bắp ngô, bột gạo, các loại mì làm từ bột gạo, bột bắp, bánh mì làm từ bột gạo…
Thực phẩm có chứa Casein: Sữa động vật, bơ, pho mát, sữa chua, kem, kem trên bề mặt bánh sinh nhật, bột ca cao…
=>Thực phẩm thay thế: Sữa thực vật từ các loại hạt tự làm ở nhà, sữa dừa, các loại chè…
Đây là những thông tin mới nhất mà BIBI.vn muốn gửi tới các bạn kèm theo lời nhắn nhủ : Chưa bao giờ là quá muộn để làm một việc gì đó. Hãy bắt đầu từ bây giờ để cứu lấy bé yêu của bạn.
(Nguồn: http://danconference.com/