Giáo dục mầm non
   Vào trường nội trú khi còn ở lứa tuổi mầm non
 
Đây là một xu hướng mới đang diễn ra ở Trung Quốc. Nó mở ra một ngành kinh doanh mới cho nước này nhưng cũng gây không ít phản ứng từ các chuyên gia giáo dục... Không còn là “ông vua nhỏ” Trong một tuần, Dai Chenhui, cô bé năm nay mới ba tuổi rưỡi, đã phải ở chung với khoảng 30 bạn “nhí” khác trong trường mẫu giáo Hoài Hải Lộ ở thành phố Thượng Hải đến năm ngày. Từ khi được bố mẹ gửi vào trường cách đây ba tháng, cô bé đã học được nhiều thứ: từ tự mặc đồ, dọn dẹp giường ngủ, gấp và thu dọn quần áo, tự ăn uống cho đến nói bập bẹ vài từ tiếng Anh. Chenhui chỉ là một điển hình của nhiều trẻ em Trung Quốc được bố me gửi đến ở hẳn trong trường nội trú trong những năm gần đây. Đó cũng là một xu hướng đi ngược lại với xã hội của những “gia đình một con” ở nước này trước đây: Thay vì được bố mẹ và ông bà nâng niu, chiều chuộng, xem như những “ông vua nhỏ”, các em bé này đã sớm bị đưa vào trường mẫu giáo nội trú để làm quen với cuộc sống tự lập. “1.001” lý do của bố mẹ Nguyên nhân lớn nhất khiến các em bé ở Trung Quốc phải sớm lìa xa cuộc sống gia đình và tập thích nghi với môi trường tập thể là các ông bố bà mẹ ở nước này ngày càng bận rộn hơn - một hệ quả của kinh tế thị trường. Nhiều ông bố bà mẹ Trung Quốc cho rằng họ cần phải “nhẫn tâm” như vậy để tốt cho con mình. Đa số phụ huynh gửi con vào trường nội trú đều cho rằng con mình có thể đạt được tiến bộ nhanh chóng hơn những đứa bé không được đến trường. Theo họ, chúng có nhiều thời gian để học hơn: từ học đàn, học múa hát cho đến học vi tính. Ngoài ra, các em nhỏ còn có thể học cách tự chăm sóc cho mình và học những kỹ năng xã hội khác. Một lý do khác khiến các bậc phụ huynh ở Trung Quốc chọn cách gửi con vào trường nội trú là họ không muốn để cho ông bà đi đón cháu, sau đó trông nom chúng cho đến khi họ đi làm về, nếu chúng được học ở một trường bình thường. Họ cho rằng, ông bà lớn tuổi thường “không có kỷ luật” và dễ nuông chiều bọn trẻ làm cho chúng hư đi. Một số khác cho rằng, ông bà thường cũng không có đủ kiến thức để dạy cháu nhiều thứ như chơi đàn hay học tiếng Anh - những điều mà bọn trẻ chỉ được học khi đến trường nội trú. Một “thị trường giáo dục” mới Nhu cầu gửi con đi học nội trú gia tăng ở Trung Quốc đã mở ra một thị trường hấp dẫn ở nước này. Các trường mẫu giáo nội trú nay mọc lên khắp nơi, từ những thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải cho đến những thành phố nhỏ hơn. Trường công cũng nhiều mà trường tư cũng không ít. Có những trường nhỏ như Linyi ở Sơn Đông ban đầu chỉ có 15 học sinh nhưng chỉ một năm sau con số này đã tăng lên 300 và hiện nay có khoảng 40-50 gia đình đang nằm trong “sổ chờ”. Ngay cả chính quyền của các thành phố nay cũng tham gia đầu tư mở trường. Chẳng hạn, chính quyền Thượng Hải đã đầu tư đến 80 triệu nhân dân tệ để chuyển trường ở Nam Kinh Tây Lộ từ trường học ban ngày thành trường nội trú vào năm 1999. Không thể hơn nhà Tuy nhiên, chuyện đưa trẻ đến trường nội trú quá sớm hiện vẫn còn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi giữa các chuyên gia giáo dục ở Trung Quốc. He Youhua, Phó Giám đốc Ủy ban Giáo dục Thượng Hải, nói: “Chúng tôi không khuyến khích các bậc phụ huynh gửi con đến những ngôi trường nội trú, nhưng thật sự nhu cầu này trong xã hội rất lớn. Chúng tôi không có ý định sẽ hạn chế sự phát triển của những ngôi trường này. Thay vào đó, chính quyền Thượng Hải sẽ ban hành các tiêu chuẩn cao hơn đối với việc mở trường nội trú nhằm tạo ra những ngôi trường có môi trường thân thiện như ở nhà”. Nhưng không phải tất cả các chuyên gia giáo dục ở Trung Quốc đều ủng hộ chuyện mở trường nội trú. Một số học giả ở nước này đã lên tiếng rằng những ngôi trườg nội trú như vậy sẽ làm suy yếu quan hệ gia đình và làm cho trẻ em mất cân đối trong việc phát triển tâm lý, tình cảm. “Gia đình vẫn đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển nhân cách của trẻ thơ”, Tian Xiaohung, một nhà xã hội học của Học viện Khoa học Xã hội Thượng Hải, nói. Bà Tian cũng cho rằng nếu phải sống xa gia đình và tự lập từ bé như vậy, các em nhỏ khi trưởng thành sau này sẽ khó có đủ kỹ năng và kiến thức để làm những ông bố bà mẹ tương lai. Nhật Anh (DNSGCT)
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:


guest

Chẳng tám đồng !
Ngày gửi: 6/10/2013 4:57:37 PM

Trẻ con cần gần gũi cha mẹ gia đình, bởi gia đình chính là nền tảng xã hội, mãi mê kiếm tiền và hưởng thụ cá nhân, lại muốn rãnh tay thì các người để con vào nội trú quả là quá ích kỷ. Với con còn thế, đối với ai khác thì sao ?


Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Q.10, TP.HCM: Khánh thành Trường mầm non Măng Non 2 (2/5)
 Đề nghị cho giáo sinh chủ động khi đi thực tập (29/4)
 Đổi mới phương pháp “làm quen văn học” ở trường mầm non (27/4)
 Lễ hội sáng tạo của SV mẫu giáo (27/4)
 Hội thi sử dụng sáng tạo phần mềm Kidsmart (26/4)
 Giáo dục mầm non vùng khó khăn - Đang cần một sự đột phá (26/4)
 Chỉ có 25 - 30% trẻ vùng sâu, vùng cao đến các trường mầm non (22/4)
 Ứng dụng CNTT trong giáo dục Mầm non (21/4)
 Tìm kiếm cơ hội học tập cho trẻ em thiệt thòi (21/4)
 TP.HCM: thêm hai trường mầm non đạt chuẩn quốc gia (21/4)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i