Giáo dục mầm non
   Khuyến khích trẻ sáng tạo
 

Sự sáng tạo tức là làm phong phú những biểu tượng đã có, xây dựng nên những biểu tượng mới, độc đáo bằng cách riêng. Điều đó có thể thấy trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, bao gồm cả âm nhạc, khoa học, học tập, nhảy múa, chơi, thể thao… Mặc dù có trẻ 3 tuổi tỏ ra sáng tạo hơn những trẻ khác nhưng nói chung mọi trẻ đều sáng tạo theo một cách nào đó. Nhiều khi vấn đề chỉ là ở chỗ chúng có được khuyến khích hay không mà thôi. Và đó chính là vấn đề của  bạn – các bậc làm cha mẹ. Có rất nhiều cách để bạn phát triển tiềm năng sáng tạo bẩm sinh của trẻ. Hãy suy nghĩ về những đề nghị sau đây của các chuyên gia:

1. KÍCH THÍCH
 Hãy tạo cho trẻ môi trường với nhiều vật liệu để vẽ, để làm thủ công, các loại nhạc cụ hay bất cứ thứ đồ chơi gì mà trẻ có thể khám phá, tìm tòi, nghiên cứu, thử nghiệm. Đừng thúc giục trẻ. Sự sáng tạo không bao giờ xuất hiện ngay lập tức trong một hoạt động nào đó. Trẻ cần phải có thời gian “nung nấu” một ý tưởng nào đó trước khi nó định thử.

2. HỨNG THÚ
 Trẻ của bạn cần được tin tưởng và khen thưởng để nuôi dưỡng hứng thú tiếp tục sáng tạo. Nếu trẻ thấy chúng không tạo được ấn tượng gì với bạn thì chẳng chắc gì chúng sẽ tiếp tục theo đuổi những hoạt động này. Thế nên bạn phải tỏ ra hào hứng, nhiệt tình tham gia vào giao tiếp với trẻ khi chúng khoe bạn một sáng tác mới. Sự cổ cổ vũ của bạn bao giờ cũng rất đáng giá.

3. CƠ HỘI THỂ HIỆN
 Hãy trưng bày sản phẩm của trẻ, cho trẻ thể hiện bất cứ khi nào có thể. Ví dụ: Dán những bức tranh trẻ vẽ lên cửa tủ lạnh, trước bàn học hay đặt những sản phẩm đất nặng lên bậu cửa sổ…Hãy chụp hình trẻ khi nó được biểu diễn múa hay thu âm lại lời hát nghêu ngao của trẻ. Đó cũng là cách trưng bày “sản phẩm” sáng tạo của chúng và tất cả những điều đó làm tăng thêm hứng thú tạo ra những thứ độc đáo ở mọi trẻ.

4. THỜI GIAN
 Bạn không cần phải ép trẻ liên tục vẽ, viết, hát hò, nhảy múa suốt ngày. Chỉ cần sắp xếp sao cho trẻ có thời gian dành cho những việc này thường xuyên và đều đặn, ví dụ như hai lần trong tuần và vào cuối tuần, và mỗi lần trẻ có được 5 đến 10 phút để sáng tạo, tức là hoàn toàn làm theo ý mình.

5. CHẤP NHẬN
 Trẻ có thể có những đề nghị ngộ nghĩnh như dung cái ly làm nón đội chẳng hạn. Xin bạn đừng cau có gạt ngay ý tưởng của trẻ đi. Hãy cân nhắc kỹ phản ứng của mình và giữ bình tĩnh, tế nhị để trong tương lai trẻ còn tiếp tục chia sẻ với bạn những ý tưởng mà bạn có thể cho là kỳ cục.

6. TÀI NĂNG
 Hãy chăm chú theo dõi năng lực sáng tạo bẩm sinh của con mình. Mặc dù những hoạt động “năng khiếu” như vẽ, thể dục dụng cụ…có thể không hoàn toàn cần thiết ở tuổi lên 3, lên 4 nhưng việc tiếp xúc với các dụng cụ chuyên dụng, như dụng cụ thể dục, bút, màu…cũng có tác dụng. Bạn cũng cần quan sát và hướng con mình vào các hoạt động thích hợp với nó để phát triển sở trường của trẻ.

7. SỰ CÂN BẰNG
 Có năng lực sáng tạo thôi chưa đủ, cần phải có cả hứng thú sử dụng tài năng này. Cố ép trẻ vào các hoạt động mang tính sáng tạo đôi khi cũng phản tác dụng. Hãy làm cho trẻ những cơ hội làm điều gì đó theo ý muốn của mình.

8. CÙNG THAM GIA VỚI TRẺ
 Trẻ sẽ đặc biệt tận hưởng hoạt động sáng tạo khi bạn cùng tham gia với chúng. Nhưng phải lưu ý đừng cố gắng chi phối ý tưởng, gây ảnh hưởng đến trẻ, nếu không bạn lại gây ức chế cho chúng. Chỉ cần bạn tham gia, ví dụ như ngồi vẽ bên cạnh trẻ, hay là cùng chơi nhạc hay hát với chúng, tỏ ra hào hứng với hoạt động của chúng.

9. CHƠI TỰ DO
 Trẻ cũng có lợi khi được tự chọn trò chơi cho mình. Nhũng cơ hội như vậy cho phép trẻ phát triển những ý tưởng mới, tránh được những hạn chế từ phía người lớn. Trong các hoạt động sáng tạo có tổ chức khác (như vẽ, nặn, xây dựng…) sự thể hiện sáng tạo ít nhiều có định hướng, còn chơi tự do thì không, trẻ hoàn toàn có thể cho trí tưởng tượng của mình bay bổng…

Tạp chí Giáo Dục Mầm Non


 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 TP.HCM: chấn chỉnh hoạt động thư viện trong trường mầm non (13/9)
 Trẻ em: truyện cổ tích hay khoa học viễn tưởng (11/9)
 Từ việc bỏ lễ khai giảng trường mầm non ở TP. HCM (9/9)
 Khoa học ở đây, ở kia và ở mọi nơi. (8/9)
 Trường mầm non công lập nhận HS dưới 18 tháng tuổi ra sao? (6/9)
 Bé vào lớp 1... (1/9)
 5 bất cập của ngành giáo dục TP.HCM (25/8)
 8,44% giáo viên mầm non, phổ thông chưa đạt chuẩn (24/8)
 Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn ở mẫu giáo là 75% (17/8)
 Học piano từ nhỏ tốt hơn cho não (12/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i