Giáo dục mầm non
   Khoa học ở đây, ở kia và ở mọi nơi.
 
Hiện nay ở nhiều cơ sở giáo dục mầm non, khoa học được giới hạn ở một góc lớp. Trong đó có nhiều đồ vật, tranh ảnh, mô hình… nhưng chủ yếu là để trưng bày. Chỉ đến giờ khoa học trẻ mới được tới đó. Theo cách tiếp cận High/Scop khoa học có ở khắp mọi nơi và suốt ngày. Ở đây khoa học không có nghĩa là cung cấp cho trẻ những sưu tập về các sự vật, hiện tượng. Thay vào đó khoa học là quá trình lộn xộn, tích cực, bắt đầu với đầy sai sót, những kết luận không hoàn chỉnh và những phát hiện thử và sai. Người lớn khuyến khích trẻ học khoa học bằng cách khuyến khích tính tò mò tự nhiên của trẻ về các nguyên vật liệu và sự thay đổi trong thế giới của chúng. Chúng ta có thể giúp trẻ bằng cả 2 hình thức; là lập kế hoạch các hoạt động đặc trưng cho trẻ và bằng cách giúp trẻ tiến hành các nghiên cứu của mình về thế giới thông qua các nguyên vật liệu chúng ta cung cấp cho trẻ ở trường. Sử dụng ngôn ngữ và cho trẻ thời gian để khám phá. Thế nào là khoa học? Người lớn chọn 1 số ngành khoa học như là công việc suốt i. Họ thu thập các thông tin về thế giới bằng các quá trình cơ bản như: quan sát, phân loại, thí nghiệm…để giải quyết vấn đề hoặc nhận được các thông tin, câu trả lời cho các câu hỏi đặt ra, mô tả kết luận và trao đổi những ý tưởng của mình với người khác. Trẻ mẫu giáo khi tìm hiểu về thế giới cũng sử dụng những quá trình tương tự nhưng có dạng khác. Hãy xem xét một quá trình khoa học cơ bản từ cách nhìn của trẻ. Quan sát có thể là quá trình cơ bản nhất của quá trình khám phá khoa học. Ở người lớn quan sát có tính hệ thống. Đối với trẻ nhỏ quan sát là một quá trình không có đủ chủ định, thu hút tất cả các giác quan và toàn bộ cơ thể. Ví dụ: Khi trẻ quan sát hạt trẻ thường quan sát bằng cách nhặt hạt lên ngửi, nghe xem có tiếng động nào có thể phát ra khi lắc hạt, thao tác với nó, nếu có thể tách ra và ngửi. Khi trẻ quan sát bằng các hoạt động có tính vật lý này trẻ tham gia vào các trải nghiệm trực tiếp. Trẻ có thể quan sát vật từ nhiều hướng khác nhau hoặc tách vật ra và chắp chúng lại với nhau rồi quan sát xem chúng được cấu tạo như thế nào (kinh nghiệm cơ bản về liên hệ không gian), hoặc có thể nhận biết và mô tả các đặc điểm vật liệu, những đặc điểm giống và khác nhau của vật (kinh nghiệm cơ bản về phân loại) phân loại của trẻ không giống người lớn khi họ tìm kiếm các đặc trưng để mô tả các sự vật, hiện tượng hoặc các cấu trúc, khái niệm mà học nghiên cứu. Cũng như người lớn trẻ sử dụng các thí nghiệm để giải quyết vấn đề và tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi đặt ra. Tuy vậy thí nghiệm của người lón tuân theo một quy trình nhất định và lên kế hoạch chu đáo, còn thí nghiệm của trẻ tự do hơn theo cách thử và sai. Ví dụ trẻ có thể đi quanh phòng gõ vào các vật khác nhau, nghe âm thanh phát ra từ vật (kinh nghiệm cơ bản về âm nhạc). Đối với trẻ cũng như tất cả “các nhà khoa học” quan sát và thí nghiệm dẫn tới những kết luận. Khi kết luận người lớn thường hình thành các lý thuyết khái quát trừu tượng hoặc những quá trình không nhìn thấy được. Kết luận của trẻ mẫu giáo dựa trên những gì trẻ trực tiếp trải nghiệm và bằng ngôn ngữ đơn giản của trẻ. Ví dụ: trẻ nhỏ có thể đưa ra kết luận: Nếu ta lấy hoa này (hoa đã cắt) trồng ra vườn, nó sẽ lớn lên (kinh nghiệm cơ bản về thời gian, ngôn ngữ và khoa học). Cách thức giúp đỡ của người lớn Việc nghiên cứu thế giới vận hành như thế nào – việc học khoa học – là quá trình tự nhiên đối với trẻ nhỏ. Nó xảy ra ở mọi thời điểm và liên quan đến kinh nghiệm cơ bản. Người lớn có thể giúp gì cho trẻ? Đầu tiên chúng ta có thể tạo ra môi trường để khuyến khích trẻ khám phá, sau đó chúng ta có thể phối hợp hành động với trẻ theo các cách sau: + Hãy làm cho quá trình này trở nên cụ thể: Phần lớn các nghiên cứu của trẻ liên quan đến vật chúng có thể sờ mó hoặc nhìn hoặc có thể thao tác với nó hiện tại hoặc trong quá khứ gần đây. Để giúp trẻ học khoa học chúng ta cần phải bắt đầu với những trải nghiệm (thí nghiệm) cụ thể. Điều đó không khó. Nếu chúng ta quan sát trẻ đang làm gì? Chúng thích gì và chúng đang nói về cái gì? Ví dụ: Giả sử chúng ta nhận thấy trẻ đang bắt chước con nhện hoặc quan sát ở trong lớp học, ở ngoài sân chơi. Chúng ta có thể duy trì hứng thú và khuyến khích trẻ học tiếp về con nhện bằng cách: Hãy bắt chước chúng (chỉ cho trẻ những con nhện và mạng nhện…) đưa ra cho trẻ những tài liệu có liên quan (dụng cụ bắt nhện – sách tranh truyện) hoặc lập kế hoạch liên quan đến thí nghiệm ở nhóm nhỏ, khuyến khích giải quyết vấn đề (cho nhóm nhỏ làm “mạng nhện” bằng sợi len hoặc bằng giấy quanh các cọc cắm ở sân chơi, tất cả những cách này đạt được mức cụ thể, có ý nghĩa đối với trẻ. Bởi vì chúng xây dựng trên cơ sở những trải nghiệm trực tiếp của trẻ). + Giúp trẻ làm theo ý đồ của trẻ: Nếu trẻ hứng thú ở lĩnh vực đặc biệt nào đó, hãy giúp trẻ tìm cách tiếp tục hứng thú đó (có thể trẻ cần nguyên vật liệu, thông tin từ người lớn hoặc cần thời gian thử lại cái gì đó). Trẻ thích lặp lại cái mà chúng tự lựa chọn. + Cho phép trẻ phát hiện và tự tìm hiểu: Không nên lúc nào cũng cung cấp câu trả lời sẵn cho trẻ. Có thể rất nhanh chóng nếu ta nói cho trẻ nguyên nhân ô tô của nó không chạy là do lắp ngược pin. Hãy cho trẻ tìm hiểu bằng cách thử và sai sẽ là bài học nhớ rất lâu. + Sử dụng ngôn ngữ để giúp trẻ: Khi trẻ nói về phát hiện của nó hãy chú ý lắng nghe – không nói nhiều. Hãy hỏi ít nhất và khi hỏi hãy hỏi câu hỏi mở. Thay vào câu hỏi “Ai nói cho cô biết tại sao nước đổi màu khi cho bột màu vào nước?” ta có thể hỏi: “Cháu nghĩ điều gì xảy ra nếu chúng ta cho bột màu vào nước?” hoặc có thể diễn đạt: Cô không biết nước sẽ như thế nào nếu ta cho bột màu vào nước! Sau đó trẻ sẽ đưa ra các dự đoán hoặc giải thích, chấp nhận những gì trẻ nói, kiềm chế sửa sai khi trẻ giải thích, đừng nhấn mạnh rằng chúng ta đã biết điều đó. + Hãy nhớ rằng chúng ta không thể ngay lập tức trả lời tất cả các câu hỏi của trẻ. Nên sưu tầm nhiều tài liệu, nguyên vật liệu và đặc biệt là sách tranh. Nếu có thể hãy cho trẻ xem sách tranh hoặc người khác, hoặc trẻ khác trả lời. Ví dụ có thể đề nghị Ninh trả lời An về cách gấp máy bay để có thể lượn được. Khi người lớn tìm các phương pháp như vậy để kích thích sự tò mò của trẻ thì khoa học có thể ở đây, ở kia và ở mọi nơi. Theo Tạp chí GDMN
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Trường mầm non công lập nhận HS dưới 18 tháng tuổi ra sao? (6/9)
 Bé vào lớp 1... (1/9)
 5 bất cập của ngành giáo dục TP.HCM (25/8)
 8,44% giáo viên mầm non, phổ thông chưa đạt chuẩn (24/8)
 Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn ở mẫu giáo là 75% (17/8)
 Học piano từ nhỏ tốt hơn cho não (12/8)
 TP.HCM: không được từ chối tiếp nhận học sinh khuyết tật (10/8)
 TPHCM: Khan hiếm giáo viên mầm non (9/8)
 ĐH Sư Phạm TPHCM: 59 cử nhân ngành giáo dục mầm non tốt nghiệp (5/8)
 Con bạn, “thần đồng vi tính”? (4/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i