Trẻ sơ sinh
   7 lưu ý khi chăm sóc bé sơ sinh
 

Do chủ quan nên nhiều bậc cha mẹ đã không lưu ý đến những biểu hiện bất thường của trẻ dẫn đến hậu quả đáng tiếc xảy ra. Dưới đây là 7 lưu ý đặc biệt cần thiết đối với trẻ sơ sinh:

Cho bé bú theo "nhu cầu"

Theo thống kê hầu hết các trẻ sơ sinh, trong tháng đầu tiên khi chào đời, đều có nhu cầu được bú mẹ từ 8 - 12 lần/ngày với khoảng thời gian trung bình từ 2 -3 tiếng/ lần.

Trong vòng từ 2- 3 tháng tuổi tiếp sau đó, số lần trẻ cần bú có thể giảm xuống là từ 6 -8 lần/ngày. Dần dần số lần bú của trẻ cũng sẽ giảm đi tỷ lệ nghịch với sự phát triển của bé, điều này có nghĩa là trẻ càng lớn thì số lần bú sẽ càng giảm đi, nhưng lượng sữa mỗi lần trẻ bú lại tăng lên.

Bên cạnh nguồn sữa mẹ quý giá, bạn cũng có thể bổ sung cho trẻ thêm các loại sữa ăn ngoài, về vấn đề này bạn có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên, xin nhắc bạn rằng, bạn không nên quá lạm dụng sữa ngoài đối với trẻ, bởi vì các loại sữa bột này khi được thu nạp vào trong cơ thể trẻ sẽ được hấp thụ chậm hơn so với nguồn sữa mẹ.

Bổ sung vitamin D

Nếu như bạn cho trẻ bú toàn bộ bằng sữa mẹ, bạn hãy nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bổ sung vitamin D cho trẻ. Bởi lẽ nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mặc dù sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng dồi dào, tuy nhiên nguồn sữa mẹ lại không có khả năng cung cấp đủ hàm lượng vitamin D cần thiết cho trẻ.

Trong khi đó, vitamin D lại là nguồn dinh dưỡng quý giá, rất cần thiết cho sự phát triển của xương, răng và đặc biệt nó đóng vai trò quan trọng giúp cho cơ thể bé có thể hấp thụ hàm lượng canxi và photpho.

Trái lại, việc thiếu hụt hàm lượng vitamin D trong cơ thể bé sẽ gây nên chứng bệnh còi xương, xương xốp và yếu.

Theo dõi những biểu hiện của bé

Trẻ nhỏ tuy không thể nói rằng: "Con muốn ăn" hay "Con đang đói" nhưng lại có những biểu hiện cho thấy bé đang cần được ăn, những dấu hiệu rõ ràng nhất như quấy, khóc, liếm môi, hờn...

Nếu thấy bé có những biểu hiện như trên, bạn đừng chần chừ mà hãy nhanh chóng cho bé bú để thoả mãn cơn đói của bé nhé.

Ngược lại, khi trẻ ngừng bú, ngậm miệng lại và quay mặt ra khỏi đầu vú mẹ chứng tỏ bé đã no và lúc này là thời điểm bé cần được ngủ hay nghỉ ngơi.

Nhìn chung theo điều tra thì khoảng thời gian trẻ có thể bú no là trong vòng từ 10 - 20 phút sau khi bú một bên vú mẹ.

Thay đổi lượng sữa thu nạp

Lượng sữa trẻ thu nạp vào trong cơ thể không phải lúc nào cũng giống nhau, mà chúng thường xuyên thay đổi theo từng ngày.

Những mốc thời gian mà trẻ thay đổi lượng sữa bé mẹ rõ ràng nhất là trong khoảng từ 10 - 14 ngày sau sinh, 3 tuần, 6 tuần, 3 tháng và 6 tháng trẻ sẽ bú ngày càng nhiều hơn.

Hãy tin vào những phản xạ tự nhiên của trẻ

Nhiều bậc cha mẹ thường lo lắng hay thắc mắc rằng, lượng sữa mà trẻ bú không biết đã lấp đầy cái bụng rỗng của trẻ chưa? Số lần trẻ bú mỗi ngày như vậy đã đủ chưa?...

Tuy nhiên, điều mà bạn lo lắng thật sự không cần thiết, trẻ nhỏ ngay từ khi sinh ra đã có những phản xạ tự nhiên như quấy khóc, biết đòi ăn, biết bú mẹ và chính vì thế trẻ hoàn toàn có thể biết điểm dừng khi đã bú no. Cho nên, bạn đừng nên lo lắng về những điều không cần thiết này.

Thay vào đó, bạn nên quan tâm tới những chuyển biến tích cực trên cơ thể bé yêu, ví như làn da sẽ ngaỳ càng sáng hơn chứ không bị đỏ hay vàng như khi mới sinh ra, phản ứng thông minh nhanh nhẹn của trẻ đối với môi trường xung quanh và đặc biệt là những biến chyển về cân nặng. Theo các bác sĩ nhi khoa, trong tuần đầu tiên của tháng đầu đời trọng lượng tăng chuẩn của cơ thể bé là khoảng từ 113 - 198 gam.

Dấu hiệu không nên coi thừơng

Nếu trẻ không có dấu hiệu tăng cân, không đi cầu đều đặn, thường xuyên ngủ li bì, có biểu hiện không thích thú với nguồn sữa mẹ, bỏ bú, chất thải của trẻ đôi khi quá rắn hay quá lỏng. Đó là những biểu hiện bất thường, khi đó bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám kịp thời

Đưa trẻ đi khám sức khoẻ định kỳ

Việc khám sức khoẻ định kỳ là thói quen rất tốt, tuy nhiên không phải là bậc cha mẹ nào cũng có thể thực hiện được. Thăm khám sức khoẻ thường xuyên sẽ giúp trẻ được các bác sĩ phát hiện kịp thời những rắc rối về mặt sức khoẻ.

Theo Afamily

 

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Giai đoạn bé đầy tháng (21/1)
 Hăm ở trẻ sơ sinh (21/1)
 Tiền trợ cấp cho trẻ mới sinh (20/1)
 Những bước căn bản khi nuôi con bằng sữa mẹ. (19/1)
 Chăm sóc mẹ và bé 24 giờ sau sinh (17/1)
 Thời điểm cho bé ra ngoài (16/1)
 Trắc nghiệm về cách chăm bé sơ sinh (15/1)
 12 nguyên tắc nuôi con bằng sữa mẹ (15/1)
 Trẻ bú mẹ sẽ được tăng cường chức năng phổi (8/1)
 5 loại bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh (6/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i