Trẻ sơ sinh
   Chăm sóc mẹ và bé 24 giờ sau sinh
 

Khoảng thời gian 1 ngày sau sinh, bạn có thể thấy cơ thể đau, mỏi do mất sức. Lúc này, bạn có thể ngủ cùng bé, cho bé bú hoặc ôm bé vào lòng...

Chăm sóc sức khỏe của bạn

- Bạn vẫn còn có cảm giác đau dù bạn sinh thường hay sinh mổ. Cảm giác đau vì vết cắt tầng sinh môn chưa lành có thể kéo dài trong một vài tuần, nếu bạn sinh mổ, cảm giác đau có thể kéo dài hơn. Tuy nhiên bạn không nên quá lo lắng vì điều này sẽ nhanh chóng trôi qua. Nhiều phụ nữ phải mất từ 1 đến 2 tháng để cơ thể trở lại bình thường.

- Sau khi sinh, bạn sẽ cảm thấy ê mỏi toàn bộ cơ thể, nhất là vùng cánh tay vì bạn đã mất một lực lớn trong lúc chuyển dạ. Bạn có thể đặt bé sơ sinh nằm bên cạnh thay vì cố gắng bế bé bằng cả hai tay (bế bé lúc này sẽ khiến bạn nhanh mất sức hơn). Nếu có điều kiện, bạn có thể giao bé cho ông bà, bố bé hay người thân bên cạnh để đảm bảo bé được hưởng chế độ chăm sóc đặc biệt ngay khi vừa chào đời.

- Bạn nên nằm nghỉ trên giường từ 8 đến 10 giờ đồng hồ (nếu là sinh mổ, khoảng thời gian này kéo dài hơn, có thể là 24 giờ đồng hồ). Sau đó, bạn nên đi lại nhẹ nhàng. Bạn nên ngồi dậy từ từ rồi mới đứng lên, nếu thấy choáng váng, chóng mặt, bạn nên ngồi xuống nghỉ ngơi ngay.

- Nên chuẩn bị bỉm người lớn hoặc những miếng băng vệ sinh loại dày, chất lượng tốt để thấm hút lượng sản dịch tiết ra sau đó.

Nếu thấy lượng máu (dịch) tiết ra quá nhanh, quá nhiều đến mức bạn không thể kiểm soát được, bạn nên nhanh chóng thông báo với bác sĩ vì có thể bạn đang gặp phải tình trạng băng huyết.

Nếu ít hoặc không có sản dịch, bạn cũng nên lưu ý bởi khi không thoát được dịch, tư cung sẽ khó co lại như kích thước ban đầu, có thể gây nhiễm trùng, thậm chí phải mổ, cắt dạ con.

Lưu ý khi chăm sóc vùng kín sau sinh: Không dùng khăn hoặc giấy vệ sinh, đặc biệt là các loại giấy có mùi thơm vì chất hóa học tạo mùi thơm có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm âm đạo.

Không nên tiếp xúc quá nhiều với nước vì dễ gây cảm lạnh hoặc nhiễm trùng vùng kín.

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng nước ấm hoặc có thể dùng nước đun sôi để nguội pha thêm chút muối.

Bạn cũng nên đặc biệt cẩn thận với việc sử dụng các sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ, kể cả khi chúng có khuyến cáo an toàn. Tốt nhất, bạn nên tham khảo chỉ dẫn của bác sỹ trước khi dùng.

- Khi sinh xong, bạn có thể sờ thấy một khối cứng ở dưới rốn, đó là dạ con chưa thể co hồi lại như ban đầu. Thông thường, dạ con sẽ co lại như bình thường sau khoảng 20 đến 30 ngày sau sinh (nếu bạn sinh mổ, khoảng thời gian này sẽ kéo dài hơn).

- Bạn có thể thả lỏng các cơ vùng ngực bằng cách chưa cần mặc áo ngực vội. Nếu cần mặc, bạn nên chọn loại áo ngực vừa vặn, dây áo không quá chật để không gây cản trở quá trình tuần hoàn máu.

- Nhiều phụ nữ có cảm giác đói bụng sau khi đã dồn hết sức lực cho việc "vượt cạn". Vì thế, lúc này, bạn nên ăn nhẹ, nếu đói bạn có thể ăn cơm, cháo... như một bữa chính bình thường. Tránh đồ ăn có ớt, tỏi, hành, nhiều dầu mỡ; các loại thực phẩm có tính hàn, tanh như tôm, cua, cá, ốc; tuyệt đối không uống rượu hay hút thuốc lá. Bạn cũng nên nhớ uống thêm nước lọc.

- Trong trường hợp bị bí tiểu, bạn có thể chườm nóng, day ở vùng xương mu, xoa nắn bụng hoặc hỏi ý kiến bác sĩ để tìm ra cách khắc phục hiện tượng này hiệu quả.

Chăm sóc sức khỏe của bé

- Nếu bé không cần chế độ nuôi dưỡng đặc biệt sau khi chào đời như phải chăm sóc trong lồng kính, bạn nên cho bé bú sớm nhất có thể. Lúc này, ngực của bạn thường tiết ra sữa non (với nhiều chất chất dinh dưỡng tốt vô cùng cho sự phát triển của bé). Sau khoảng 2-3 ngày, bạn sẽ có sữa trưởng thành. Nhiều khi, bạn sẽ thấy bầu vú cương cứng và nhầm tưởng là hiện tượng tắc sữa. Điều này có thể được cải thiện sau vài lần bạn cho bé bú.

- Bé sơ sinh rất thoải mái nếu được bạn ôm ấp, vuốt ve. Sự tiếp xúc giữa làn da bạn với da bé đóng vai trò quan trọng trong việc gắn kết tình cảm mẫu tử đồng thời giúp hai mẹ con có cảm giác thư giãn và an toàn.

- Nhiều bé sau mấy tiếng khóc chào đời, có thể nhanh chóng ngủ say sau đó. Đây là dấu hiệu hoàn toàn bình thường ở bé sơ sinh. Nếu bạn muốn phục hồi lại sức khỏe sau sinh, có thể cùng chợp mắt một chút với bé.

Theo Mevabe

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Thời điểm cho bé ra ngoài (16/1)
 Trắc nghiệm về cách chăm bé sơ sinh (15/1)
 12 nguyên tắc nuôi con bằng sữa mẹ (15/1)
 Trẻ bú mẹ sẽ được tăng cường chức năng phổi (8/1)
 5 loại bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh (6/1)
 Thế nào là sàng lọc sơ sinh? (5/1)
 Chăm sóc bé trong tháng đầu tiên (3/1)
 Hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh (2/1)
 Kỹ năng điều khiển đầu trong 6 tháng đầu (31/12)
 5 lưu ý khi thay tã, bỉm cho bé sơ sinh (30/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i