Bệnh khác
   Kawasaki là bệnh gì?
 

Kawasaki - một tên bệnh khá lạ với nhiều người dân VN. Triệu chứng căn bệnh thế nào và tầm nguy hiểm ra sao? TS-BS Vũ Minh Phúc (ảnh) - trưởng khoa tim mạch Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM) - cho biết:

- Bệnh do ông Kawasaki phát hiện lần đầu tiên ở Nhật. Đây là nhóm bệnh viêm mạch máu kích thước trung bình. Trước đây ở nước ta còn gọi là bệnh da niêm hạch.

* Nguyên nhân gây bệnh là gì, thưa bác sĩ?

- Đến nay, các nhà khoa học thế giới vẫn chỉ đưa ra giả thuyết rằng sau bệnh nhiễm trùng nào đó dẫn đến trẻ mắc Kawasaki. Tuy nhiên, nguyên nhân gây bệnh cũng chưa rõ. Bệnh thường xảy ra ở em bé dưới 3 tuổi và xuất hiện nhiều tại khu vực châu Á.

* Bệnh này có hiếm gặp ở nước ta?

- Từ năm năm gần đây, riêng Bệnh viện Nhi Đồng 1 tiếp nhận 70-80 trẻ mắc Kawasaki mỗi năm.

* Triệu chứng của bệnh như thế nào?

- Thường bé sốt rất cao: 39-40 độ, liên tục 4-5 ngày. Nếu không điều trị, có trường hợp kéo dài 2-3 tuần lễ. Bên cạnh sốt, em bé bị phát ban toàn thân, mắt đỏ do viêm kết mạc mắt, môi đỏ, lưỡi đỏ như trái dâu tây, viêm loét ở họng, sưng lòng bàn tay bàn chân.

Khi trẻ sốt đến cuối tuần lễ thứ hai đầu tuần lễ thứ ba mà không điều trị, trẻ sẽ bị bong tróc da ở đầu ngón tay ngón chân, nổi hạch ở cổ. Một số em bé có những triệu chứng khác ít gặp hơn: tiêu chảy, ói mửa, sưng túi mật, bị triệu chứng như viêm màng não, co giật, viêm cơ tim, bị viêm tắc giãn các mạch vành. Có bé bị sưng khớp, một số bị suy thận. Trong tất cả những triệu chứng này có khi không trị cũng sẽ qua đi.

Tuy nhiên, đặc biệt nguy hiểm là khi để bệnh lâu trẻ bị biến chứng viêm tắc mạch vành dẫn đến giãn mạch vành. Từ đây sẽ dẫn đến triệu chứng trẻ bị nhồi máu cơ tim như người lớn. Biến chứng này rất nguy hiểm và có thể bị tử vong.

* Mùa nào hay xuất hiện bệnh và cách phòng ngừa như thế nào?

- Trẻ bị mắc bệnh này rải rác quanh năm. Vì chưa rõ nguyên nhân gây bệnh nên chưa biết cách phòng bệnh. Một số trẻ sẽ tự hết bệnh nhưng một số khác bị biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên có thể phòng biến chứng bằng cách khi trẻ bị phát ban, sốt nên đưa đến khám bác sĩ chuyên khoa nhi ngay. Hiện nay, tại các bệnh viện có ngừa biến chứng giãn mạch vành bằng cách tiêm thuốc Gamma Globulin. Thuốc này có hiệu quả khoảng 80% với điều kiện tiêm trước ngày thứ 10 của bệnh. Lưu ý sau khi tiêm thuốc này ba tháng, trẻ không được chích ngừa. Song song đó, trẻ cũng được dùng thuốc chống tắc mạch.

Tuổi Trẻ

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Trẻ em ngộ độc thực phẩm, trách nhiệm của người lớn (22/5)
 Chăm sóc trẻ bị bệnh tim bẩm sinh như thế nào? (9/5)
 Các tổn thương mô mềm miệng ở trẻ em (3/5)
 Ngăn ngừa xuất huyết não-màng não do thiếu vitamin K ở trẻ nhỏ (24/4)
 Trẻ em cũng cao huyết áp! (22/4)
 Trẻ em có thể mắc chứng điên loạn khi tiếp xúc với phân chó nhiễm giun (21/4)
 Bệnh sâu răng (20/4)
 Bại liệt trẻ em. (20/4)
 Tự ý ngưng thuốc dễ khiến trẻ hen bị bệnh suốt đời (20/4)
 Những điều cần biết về bệnh viêm màng não mô cầu (12/4)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i