Bệnh khác
   Trẻ em cũng cao huyết áp!
 

Nhiều người cho rằng chỉ có người lớn chứ trẻ em không thể mắc bệnh cao huyết áp. Quan niệm đó không chỉ tồn tại trong dân gian mà cả trong giới chuyên môn. Vì thế đã có nhiều trẻ bị nhức đầu, ói mửa, co giật do cao huyết áp nhưng thầy thuốc lại nghĩ đến một bệnh khác

Ngày 1-4, bé L.M.T, 3 tuổi, ngụ tại An Giang được chuyển lên một bệnh viện nhi đồng ở TPHCM trong tình trạng co giật, yếu nửa người. Nằm viện gần 1 tuần với chẩn đoán dị dạng mạch máu não, ngày 7-4 bé xuất viện thì cũng ngay hôm đó T. lại bị ói, co giật. Nhập viện trở lại, T. mới được đo huyết áp và lần này bác sĩ mới phát hiện huyết áp của bé lên tới 160/140 mmHg (bình thường tuổi này huyết áp khoảng 90/50 mmHg), thậm chí là... 200/150 mmHg!

Béo phì, bị bệnh về đường tiểu: Coi chừng CHA

Th.S-BS Đỗ Nguyên Tín, giảng viên Đại học Y Dược TPHCM, cho biết cao huyết áp (CHA) không phải là bệnh của riêng người lớn như nhiều người vẫn nghĩ, mà vẫn có thể xảy ra ở trẻ em. Do chưa được quan tâm đúng mức nên ở nước ta chưa có thống kê nào về tình trạng này. Tuy nhiên, theo BS Tín, số trẻ CHA có lẽ không ít khi béo phì đang có chiều hướng gia tăng ở trẻ em, mà béo phì lại là một trong những nguyên nhân gây CHA. Ở những TP lớn của nước ta, một số khảo sát cho thấy 5%-10% trẻ béo phì có kèm theo CHA. Ngoài ra, CHA còn gặp ở những trẻ mắc các bệnh về thận, đặc biệt là hẹp động mạch thận (chiếm 10%-24% các trường hợp CHA trẻ em).

Cũng như ở người lớn, nếu không được phát hiện và điều trị tốt, CHA ở trẻ có thể gây ra tai biến mạch máu não, suy tim, suy thận. Tại BV Nhi Đồng 1 TPHCM, BS Tín gặp không ít những trường hợp trẻ CHA bị những tai biến về tim, thận do không được phát hiện kịp thời. Lúc này, việc chữa trị sẽ gặp nhiều khó khăn và tương lai của trẻ cũng bị ảnh hưởng.

Để biết trẻ có CHA hay không, cần phải đo huyết áp đúng cách (máy đo khác máy của người lớn). Nhưng đối với những trường hợp sau đây, theo BS Tín, cần nghi ngờ có CHA, đó là: trẻ béo phì, chậm phát triển, mập phần thân người, da xanh xao, hay đổ mồ hôi, bị nhiễm trùng đường tiểu tái phát, tiểu ra máu, tiền sử gia đình có người bệnh thận bẩm sinh...

Trẻ CHA, chăm sóc khác người lớn

Theo các chuyên gia nhi khoa, khác với người lớn, việc giảm bớt muối trong khẩu phần ăn ở trẻ CHA không làm giảm huyết áp được bao nhiêu, chưa kể điều này khiến trẻ chán ăn, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Khuyến cáo hiện tại về lượng natri ăn hằng ngày cho trẻ em là 1,2 g/ngày cho trẻ từ 4-8 tuổi và 1,5 g/ngày cho trẻ lớn hơn. Tuy nhiên, việc giảm cân lại làm giảm đáng kể được huyết áp. Việc duy trì cân nặng bình thường sẽ giúp trẻ ít có nguy cơ bị CHA khi trưởng thành. Để giảm cân, BS Tín đề nghị trẻ không nên ngồi xem tivi hoặc chơi game quá 2 giờ/ ngày, tăng dần hoạt động thể lực, tập luyện đều đặn 30-60 phút/ngày sẽ làm giảm nguy cơ CHA và bệnh lý tim mạch ở trẻ em béo phì. Hoạt động thể lực đều đặn có kết quả rất tốt cho các bệnh tim mạch. Một nghiên cứu trên 12 thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên với 1.266 trẻ em tại nước ngoài đã dẫn đến kết luận rằng hoạt động thể lực có thể làm giảm huyết áp mức độ vừa phải ở trẻ em. Tuy nhiên, nếu phối hợp hoạt động thể lực đều đặn và giảm hoạt động thụ động (như xem tivi, chơi game) thì huyết áp giảm nhiều hơn. Để giảm cân, ngoài ra cũng nên khuyến khích trẻ bớt ăn ngọt, tăng ăn rau, giảm chất béo.

Nong động mạch thận, hy vọng cho trẻ CHA

Triển khai khá mới tại Khoa Tim mạch học can thiệp BV Chợ Rẫy, phương pháp nong động mạch đã giúp nhiều trẻ bị CHA do hẹp động mạch thận hết bệnh một cách ngoạn mục. PGS-TS Võ Thành Nhân, Trưởng Khoa Tim mạch học can thiệp, cho biết tỉ lệ thành công của phương pháp này lên đến 95%, thực hiện đơn giản, nhanh chóng, ít tai biến, có thể giúp trẻ khỏi phải uống thuốc suốt đời. Lợi ích lớn nhất của phương pháp này là tránh cho trẻ khỏi nguy cơ bị suy thận, dẫn đến phải cắt bỏ thận như trước đây. Tuy nhiên, hạn chế duy nhất của phương pháp là chi phí cho một lần thực hiện khá cao, khoảng 30 triệu đồng VN.


NLĐ

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Trẻ em có thể mắc chứng điên loạn khi tiếp xúc với phân chó nhiễm giun (21/4)
 Bệnh sâu răng (20/4)
 Bại liệt trẻ em. (20/4)
 Tự ý ngưng thuốc dễ khiến trẻ hen bị bệnh suốt đời (20/4)
 Những điều cần biết về bệnh viêm màng não mô cầu (12/4)
 Trẻ em cũng bị loét dạ dày mạn tính (7/4)
 Bệnh viêm màng não mủ: Tỉ lệ tử vong và di chứng cao (31/3)
 Phân biệt bệnh não - màng não (28/3)
 Trị bệnh dưới nước (28/3)
 2 tuổi đã dậy thì có thể do u não (24/3)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i