Tự kỷ
   Bài 11: Trị liệu bằng dược phẩm
 

Bài 11: Trị liệu bằng dược phẩm

Thuốc men đã được sử dụng trong nhiều năm để giảm bớt những cơn giận dữ, cuồng nộ khi người bệnh không thể tự kiềm chế nên có hành động cử chỉ gây xáo trộn, náo loạn môi trường chung quanh hoặc tự gây thương tích. Nhóm thuốc có tên là "psychotropic". Những dược phẩm này giúp đứa trẻ với ASD có thể hòa hợp hơn với môi trường chung quanh. Các loại thuốc kể trên được bào chế để chữa trị những triệu chứng tương tự, không thể tự kiềm chế, từ những chứng bệnh khác, không phải ASD. Khi cần thiết, bác sĩ có thể dùng các loại thuốc này để chữa ASD; cách sử dụng thuốc này có tên là "off label".

Cần nhớ rằng đứa trẻ với ASD có thể phản ứng khác với những đứa trẻ đang phát triển bình thường khi sử dụng cùng một loại dược phẩm. Điều quan trọng là cha mẹ tìm những bác sĩ chuyên môn và có kinh nghiệm chữa trị ASD cho con/em mình. Đứa trẻ cần được theo dõi kỹ lưỡng cẩn thận khi dùng thuốc men. Bác sĩ sẽ dùng lượng thuốc cần thiết thấp nhất để chữa trị. Cha mẹ cần hỏi bác sĩ về các phản ứng phụ, và ghi chép cẩn thận những phản ứng của đứa trẻ khi dùng thuốc men. Cha mẹ nên đọc bản chỉ dẫn về dược phẩm con em mình sử dụng. Khi bác sĩ dùng nhiều loại thuốc cùng lúc, cha mẹ cần hiểu biết về mỗi loại thuốc và càng nên ghi chép kỹ lưỡng cẩn thận các chi tiết về phản ứng của con/em.

Chứng hồi hộp, lo âu (anxiety) và trầm cảm

Nhóm thuốc "selective serotonin reuptake inhibitors" (SSRI) là loại thuốc được sử dụng nhiều nhất để chữa trị các triệu chứng như lo âu, hồi hộp, trầm cảm, hoặc "mất tự chủ" (obsessive-compulsive disorder, OCD). Trong nhóm thuốc này, số thuốc được phép bán như sau:

• Fluoxetine (Prozac®) được phép bán với mục đích chữa trị chứng OCD hay trầm cảm cho trẻ em từ 7 tuổi trở lên.
• Fluvoxamine (Luvox®) được phép bán với mục đích chữa trị chứng OCD cho trẻ em từ 8 tuổi trở lên
• Sertraline (Zoloft®) được phép bán với mục đích chữa trị chứng OCD cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên
• Clomipramine (Anafranil®) được phép bán với mục đích chữa trị chứng OCD cho trẻ em từ 10 tuổi trở lên

Việc sử dụng các loại thuốc kể trên có thể giúp đứa trẻ giảm bớt các cử chỉ hành động lặp đi lặp lại, có thể giao tiếp và có thể nhìn vào mắt người đối diện (eye contact). Cơ quan Kiểm Soát Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ đang tiếp túc thử nghiệm mức hiệu quả và sự an toàn của nhóm thuốc này.


Hành động cử chỉ bất thường (behavioral problems)

Nhóm thuốc "Antipsychotic" được sử dụng để giảm bớt những hành động cử chỉ bất thường. Loại thuốc này ức chế các hoạt động của dopamine, một chất dẫn truyền tín hiệu tại não bộ (neurotransmitter). Những loại thuốc được sử dụng trước kia bao gồm haloperidol (Haldol®), thioridazine, fluphenazine, và chlorpromazine; haloperidol được xem như hữu hiệu nhất trong việc giảm bớt các triệu chứng kể trên. Haloperidol giảm những cơn cuồng nộ, đập phá của bệnh nhân nhưng tạo ra sự buồn ngủ, làm chậm phản ứng, chậm các cử động của thân thể (cử động cứng nhắc giống người máy).
Hiện nay, những cuộc thử nghiệm Y tế khảo sát sự hiệu nghiệm và an toàn của các loại thuốc trong nhóm "antipsychotic" trong việc chữa trị các triệu chứng của ASD đang được tiếp tục; kết quả chưa được công bố (tính đến tháng Mười năm 2007).

Một trong các cuộc thử nghiệm kể trên bao gồm việc khảo sát về risperidone (Risperdal®). Vào năm 2002 cuộc thử nghiệm sơ khởi về dược phẩm này, sử dụng trong 8 tuần lễ, đã được thực hiện và kết quả cho thấy rằng các trẻ em được chữa trị giảm bớt các hành động bất thường, và phản ứng phụ rất ít ngoài việc lên cân và buồn ngủ. Hội chứng ASD là chứng bệnh suốt đời nên ta cần một cuộc thử nghiệm lâu dài hơn để tìm hiểu sự an toàn của loại dược phẩm này khi sử dụng trong nhiều năm.

Các cuộc thử nghiệm khác là việc khảo sát về olanzapine (Zyprexa®), ziprasidone (Gheodon®).

Chứng động kinh (kinh phong, seizure)

Một trong 4 trẻ em với ASD bị kinh phong; Hầu hết các đứa trẻ này cũng bị câm và trì độn. Bác sĩ cần dùng một hay nhiều loại thuốc chữa kinh phong (anticonvulsant) như carbamazepine (Tegretol®), lamotrigine (Lamictal®), topiramate (Topamax®), và valproic acid (Depakote®). Hàm lượng của những thứ thuốc nầy cần được đo và theo dõi kỹ lưỡng để có thể ngăn kinh phong với một lượng thuốc thấp nhất (ít gây phản ứng phụ).

Chia trí (inattention) và quá năng động (hyperactivity)

Các loại thuốc kích thích thần kinh như methylphenidate (Ritalin®) được sử dụng và khá hiệu quả trong việc chữa trị chứng "Chia trí & quá năng động" (attention deficit hyperactivity disorder, ADHD) cũng được sử dụng cho trẻ em với ASD để giảm những hành động quá khích (impulsovity).

Những nhóm thuốc khác như nhóm thuốc chữa trầm cảm, naltrexone, lithium, thuốc an thần như diazepam (Valium®) và lorazepam (Ativan®) cũng được sử dụng để giảm việc quá năng động. Tuy nhiên, những loại thuốc này chưa được khảo sát về sự hiệu nghiệm cũng như an toàn. Cha mẹ cần theo dõi con em mình kỹ lưỡng và báo cho bác sĩ biết những phản ứng khi dùng các loại thuốc này.

Một số nhỏ những người lớn với ASD, nhất là những người "có khả năng" (high-functioning) và những người bị chứng Asperger, có thể đi làm và tự mưu sinh. Tuy nhiên, việc giao tiếp vẫn là một trở ngại rất lớn trong cuộc sống; những người này vẫn tiếp tục cần sự giúp đỡ và khích lệ trong việc duy trì một cuộc sống hằng ngày tương đối bình thường.

Phần đông những người với ASD cũng có thể làm các công việc có tính cách giản dị, lặp đi lặp lại dưới sự trông nom của những người điều hành được huấn luyện và có kinh nghiệm làm việc với những người bị bệnh tâm thần. Một môi trường an toàn, trật tự từ gia đình, học đường đến xã hội sẽ giúp những người với ASD có thể duy trì một đời sống tương đối tự lập.

Các trường công lập có trách nhiệm giáo dục và huấn luyện những người với ASD cho đến 22 tuổi. Sau đó, gia đình họ phải đối diện với những khó khăn trong việc tìm nơi nuôi dưỡng cũng như kiếm việc làm thích hợp. Vì thế, cha mẹ cần bắt đầu việc tìm kiếm và sửa soạn cho con em mình từ 3-5 năm trước khi con em mình đủ 22 tuổi. Cha mẹ cần tìm kiếm xem chính phủ địa phương có chương trình nào dành cho người lớn với ASD hay không, từ chỗ ở, cách sinh hoạt cho đến các chương trình dạy nghề... Việc tìm kiếm sửa soạn này sẽ giúp đứa trẻ chịu đựng sự thay đổi hiệu quả hơn. Hãy nhớ rằng sự thay đổi nào dù nhỏ đến đâu cũng gây xáo trộn bất an cho người với ASD.

Theo http://tvvn.org



 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bài 10: Cách ăn uống và hướng điều trị khác (28/8)
 Giáo dục chuyên biệt - can thiệp sớm: cần thiết cho trẻ tự kỷ (25/7)
 Bài 9: Những phương cách chữa trị (tiếp theo) (25/7)
 Bài 8: Những phương cách chữa trị (29/6)
 Bài 7: Những trợ giúp cho đứa trẻ có hội chứng tự kỷ - ASD (29/6)
 Mạnh hơn cả lời nói – Chuyện của người mẹ có con bị bệnh tự kỷ (17/6)
 Bài 6: Chuẩn đoán tự kỷ ở trẻ (12/6)
 bài 5: Những khó khăn khác với “Hội chứng tự kỷ - ASD” (9/6)
 Dấu hiệu của Trẻ mắc chứng tự kỷ (5/6)
 Bài 4: Những dấu hiệu có thể liên hệ đến “Hội chứng tự kỷ - ASD” Hành động lặp đi lặp lại! (26/5)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i