Tự kỷ
   bài 5: Những khó khăn khác với “Hội chứng tự kỷ - ASD”
 

Bài 5: Những dấu hiệu của "Hội chứng tự kỷ - ASD"
Những khó khăn khác với "Hội chứng tự kỷ - ASD"

1. Trẻ em có hội chứng tự kỷ gặp trở ngại trong việc thu nhận cảm giác từ các giác quan:

Cảm giác (thính, thị, vị, khứu, xúc giác và linh tính hay giác quan thứ sáu): khi thu nhận các cảm giác một cách chính xác, con người có thể ghi nhớ và sử dụng những điều học hỏi được. Ngược lại, nếu những cảm giác bị thu nhận một cách không chính xác, việc học hỏi sẽ đảo lộn và vô nghĩa. Trẻ em với ASD gặp trở ngại trong việc thu nhận cảm giác, từ thính, thị, vị, khứu, đến xúc giác. Âm thanh có thể gây đau đớn, đứa trẻ ôm đầu lăn lộn trên sàn nhà khi nghe một âm thanh lạ. Một mùi thức ăn lạ khiến đứa trẻ la hét bỏ chạy. Quần áo với một loại vải khác lạ có thể khiến đứa trẻ cào xé da thịt...
Não bộ của những đứa trẻ này dường như không thể cân bằng các nguồn cảm giác thu nhận từ thế giới bên ngoài. Khi gãy tay chân, té ngã đập đầu chúng không khóc la nhưng khi bị cầm tay, cảm giác bị sờ mó có thể khiến đứa trẻ khóc lóc la hét.

2. Sự trì độn (mental retardation):

Trẻ em với ASD có thể bị trì độn ở một mức độ nào đó, từ nhẹ đến nặng. Khi thử nghiệm, một số chức năng của não bộ có thể bình thường trong khi thiếu sót những chức năng khác. Chẳng hạn như việc đứa trẻ có những khả năng nhìn nhận (visual skills) khá chính xác nhưng không thể đọc chữ viết.

3. Chứng động kinh:

Một trong bốn (1/4) đứa trẻ với ASD bị chứng động kinh, từ lúc thơ ấu hay vào tuổi dậy thì. Chứng động kinh do sự bất thường của điện tác (electrical activity) tại não bộ, gây ra sự "xuất hồn" (cơ thể vẫn hoạt động nhưng tâm não ngừng hoạt động trong khoảnh khắc), thân mình, chân tay co giật hoặc chỉ nhìn vào khoảng không (staring spell). Việc mất ngủ hay một cơn sốt có thể khiến đứa trẻ bị động kinh. Bác sĩ dùng Não Động Đồ (Electroencephalogram, EEG) để chuẩn đoán chứng động kinh.

4. Hội chứng Fragile X (Nhiễm sắc thể X thiếu một phần):

Hội chứng di truyền này gây trì độn, tìm thấy trong 2-5% trẻ em với ASD. Trẻ em với ASD cần được thử nghiệm để tìm kiếm dấu hiệu của hội chứng fragile X nhất là khi cha mẹ đứa trẻ muốn có thêm con cái. Khi đứa trẻ với ASD bị hội chứng fragile X, 50% cơ hội đứa con trai sắp tới cũng bị fragile X. Những thân nhân trong gia đình nên thử nghiệm để tìm kiếm dấu hiệu của hội chứng fragile X trước khi có con cái.

Tuberous sclerosis:

Một chứng bệnh di truyền qua di thể gây bướu tại não bộ và những bộ phận khác trong cơ thể. Trẻ em với ASD cũng có thể bị tuberous sclerosis ở tỷ lệ 1-4%.

Trúc Giang.mamnon.com

http://tvvn.org

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Dấu hiệu của Trẻ mắc chứng tự kỷ (5/6)
 Bài 4: Những dấu hiệu có thể liên hệ đến “Hội chứng tự kỷ - ASD” Hành động lặp đi lặp lại! (26/5)
 Bài 3: Những dấu hiệu có thể liên hệ đến “Hội chứng tự kỷ” (22/5)
 Bài 2: Những dấu hiệu có thể liên hệ đến “hội chứng tự kỷ - ASD” (18/5)
 Bài 1: Hội chứng tự kỷ (13/5)
 Sử dụng những tài liệu được xuất bản thế nào để dạy những học sinh mắc chứng tự kỉ (11/5)
 Làm thế nào dạy những học sinh mắc chứng tự kỉ cách giơ tay lên (11/5)
 Môi trường lớp học cho trẻ tự kỷ (11/5)
 Các cách thức dạy trẻ tự kỷ (11/5)
 Bệnh tự kỷ ở trẻ (11/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i