Trẻ sơ sinh
   11 triệu chứng nguy hiểm ở bé sơ sinh
 

Khi chăm sóc bé sơ sinh, cha mẹ cần biết một số dấu hiệu bệnh nặng ở bé. Việc cần làm là đưa con đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

1. Bú kém (bú ít hơn nửa số lượng hoặc nửa số lần bú trong ngày); ví dụ, bình thường bé bú 80ml, 8 lần trong ngày (cả ngày lẫn đêm). Nếu bé bú ít hơn 4 lần hay mỗi lần ít hơn 40ml là bú ít.

2. Bỏ bú (không bú hay bú rất ít).

3. Bé bị co giật.

4. Thở bất thường: Bạn đếm nhịp thở của con trong một phút. Nếu trên 60 lần trong một phút, bạn hãy đếm lại lần hai. Nếu vẫn trên 60 lần trong một phút là thở nhanh.

Hoặc bạn quan sát cách bé thở lúc nằm yên xem có thở mệt, thở hổn hển không. Xem vùng bẹ sườn (từ dưới ngực đến bờ sườn) có lõm sâu, rõ rệt không. Nếu có, là thở rút lõm ngực nặng.

Bạn cũng có thể nghe tiếng bé thở xem có êm hay rên rỉ (rên è è). Xem môi và quanh môi có tím hay hồng hào. Thở nhanh, thở rút lõm ngực, thở rên, tím tái là dấu hiệu bị khó thở nặng. Bạn cần đưa con đến bệnh viện.

5. Bạn xem bé có ngủ li bì hay khó đánh thức hay không. Bé sơ sinh dành phần lớn thời gian để ngủ và bú. Tuy nhiên khi thức, bé vẫn cử động tay chân bình thường. Sau khi bú no, bé ngủ yên, hồng hào. Nhưng khi bé ít cử động hơn bình thường, ngủ nhiều (hay quấy khóc mà dỗ không nín), bạn nên đưa con đi khám.

6. Khác với bé lớn và người lớn, bé sơ sinh bị sốt thường là biểu hiện của việc nhiễm trùng nặng và cần phải nhập viện điều trị. Bé sơ sinh bị sốt khi bạn đo nhiệt độ ở nách trên 37,5ºC.

7. Nếu bé bị vàng da quá rốn; vàng da kèm bỏ bú (bú kém), co giật là vàng da nặng, cần nhập viện điều trị.

8. Bé sơ sinh có thể đi tiêu 1-8 lần mỗi ngày, đặc biệt ở bé bú mẹ có thể tiêu nhiều lần. Khi bé đi tiêu nhiều lần hơn, phân lỏng hơn bình thường (hay phân có đờm máu, mùi thối bất thường), bạn nên mang con đi bệnh viện.

9. Nếu rốn của bé bị chảy máu, mủ; vùng da xung quanh rốn tấy đỏ, lan rộng xung quanh thì bé bị nhiễm trùng rốn nặng, cần phải nằm viện. Bé có hơn 10 mụn mủ trên người (hay bị mụn mủ to, tấy đỏ) cũng là dấu hiệu nhiễm trùng nặng, cần đưa đi khám bệnh.

10. Bé chậm đi tiêu sau sinh 48 giờ hay chậm đi tiểu sau sinh 24 giờ.

11. Bé bị nôn trớ liên tục, bụng chướng to.

BS. Đức Trí (BV. Nhi Đồng I)

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Thêm thời gian ngủ khi chăm con mọn (18/1)
 Chỉ số Apgar ở bé sơ sinh (15/1)
 Nhận biết các dấu hiệu bệnh nặng ở trẻ sơ sinh (13/1)
 Kỹ năng của bé trong 3 tháng đầu (13/1)
 Quấn tã giúp bé ngủ ngon hơn (8/1)
 Tắm cho bé sơ sinh mùa lạnh (8/1)
 Muốn tắm cho bé bằng muối biển (8/1)
 Kinh nghiệm dùng tã vải (4/1)
 Cách chọn đệm cho bé sơ sinh (30/12)
 Xà phòng giặt cho bé sơ sinh (28/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i