Trẻ sơ sinh
   Khi nào bé hết thức đêm, ngủ ngày?
 

Các bậc cha mẹ đừng nên quá lo lắng mà hãy tạo thói quen lặp đi lặp lại hàng ngày để khi sang giai đoạn tuổi mới, bé sẽ tự động thay đổi theo nhịp sinh học mới này


Một câu hỏi luôn trăn trở với những bậc cha mẹ, nhất là cha mẹ mới có con lần đầu, là khi nào bé sẽ qua được giai đoạn thức đêm ngủ ngày, hoặc ngủ thức lung tung không theo một quy luật nào.

Mặc dù rất khó đoán trước được, nhưng có một số dấu hiệu thể hiện sự thay đổi trong giấc ngủ của con.

Tuổi

Có thể thấy hầu hết những trục trặc ở giấc ngủ xảy ra với trẻ ở độ tuổi rất nhỏ. Trẻ khoảng 9 tháng tuổi mới có nhận thức về việc phải ngủ vào ban đêm. Trước giai đoạn này thì trẻ không thể nhận thức được nhịp điệu đồng hồ sinh học của cơ thể. Chúng cứ ngủ hay thức lúc nào chúng muốn mà không cần biết có làm khó cho bố mẹ hay không. Vì vậy ở độ tuổi này đó bố mẹ phải tạo cho con có phản xạ theo thói quen lặp đi lặp lại hàng ngày giờ ngủ cố định.

Cân nặng

Người lớn có thể không để ý tại sao bé lại hay tỉnh dậy ban đêm, hãy nghĩ đến yếu tố sau: trẻ nhỏ thì dạ dày cũng nhỏ. Nếu cơn đói không đánh thức bé dậy được, thì sự sinh tồn sẽ bị đe dọa do đó bé phải thức giấc để bảo đảm cho sự sinh tồn này. Khi trọng lượng tăng dần, bé có thể bú nhiều sữa hơn. Dạ dày sẽ mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa thức ăn, do đó giấc ngủ sẽ kéo dài hơn trước khi bé thức dậy vì đói.

Sức khỏe

Hầu hết (không phải tất cả) những trẻ hay bị đau bụng sẽ đỡ hơn hẳn khi đạt mốc 6 tháng tuổi. Những cơn đau bụng không rõ nguyên nhân này chưa có giải pháp chữa trị tận gốc. Nhiều bố mẹ cho biết con của họ giảm hẳn tình trạng quấy khóc về đêm khi con được 6 tháng. Bên cạnh đó, một số trẻ hay bị dị ứng thức ăn cũng đỡ hơn trong gian đoạn từ 6 đến 9 tháng và cũng ngủ ngon hơn.

Tính khí

Nhiều trẻ đơn giản chỉ là vì "khó nuôi" hơn những đứa khác. Lý do này thường là không giải thích được. Nhiều cha mẹ thấy con mình hay bị giật mình, hay quấy khóc và thường phải bế ẵm nhiều hơn những đứa trẻ cùng tuổi khác. Những trẻ này thường có giấc ngủ không được tốt. Thay vì có các liệu pháp y tế, những đứa trẻ này cần được cha mẹ quan tâm hơn bình thường. May thay, thường khi được 9 tháng tuổi, những đứa trẻ này thường đạt được sự ổn định hơn, đỡ quấy hơn và ngủ ngon hơn.

Thời gian là bạn của chúng ta. Cùng với thời gian, hi vọng niềm hạnh phúc bé nhỏ của bạn sẽ dần dần ngủ ngon hơn, và bạn cũng vậy.

Theo  aFamily

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:


guest

Vất vả với bé sơ sinh.
Ngày gửi: 1/11/2009 4:10:42 PM

Con tôi được 2 tháng, Ban đêm bé hầu như không ngủ nhưng ngược lại ban ngày lại ngủ rất say. Điều này làm tôi rất mệt mỏi, thực tình không biết làm cách nào để bé thay đổi thói quen ngủ. Chắc có lẽ đành chờ bé lớn hơn thì mới có thể đỡ hơn được.


Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Kỹ năng ở bé sơ sinh (29/11)
 Cho hai bé sinh đôi ngủ cùng lúc (27/11)
 Những đồ ăn nên tránh khi cho con bú (26/11)
 Giữ ấm cho bé trong mùa đông (24/11)
 Chữa bệnh thai độc ở trẻ sơ sinh (22/11)
 Năm " bí mật" của trẻ sơ sinh. (21/11)
 Vận động, di chuyển ở bé sơ sinh (19/11)
 10 câu hỏi cho trẻ sơ sinh. (18/11)
 Vì sao trẻ sơ sinh suy hô hấp và qua đời? (18/11)
 Tận dụng nguồn sữa mẹ để trẻ thông minh hơn (16/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i