Trẻ sơ sinh
   Vận động, di chuyển ở bé sơ sinh
 

Những tháng đầu trong tiến trình phát triển của bé là khoảng thời gian rất thích thú cho bố mẹ khi theo dõi bé lần đầu thấy thế giới xung quanh, rồi ngày càng bị thu hút vào môi trường này. Khi khả năng phối hợp và sức mạnh cơ bắp của bé tăng lên, khả năng điều khiển cơ thể của con bạn sẽ tiến triển mau lẹ.

Các cử động của bé dần trở nên tinh vi hơn và tính tò mò đối với môi trường xung quanh ngày một gia tăng là động cơ kích thích tốt nhất đối với mọi khía cạnh phát triển của bé. Tuy nhiên, mỗi đứa trẻ phát triển theo nhịp riêng của mình và những mốc tuổi đưa ra dưới đây cho những giai đoạn phối hợp các cử động và điều khiển cơ thể chỉ có tính chất phỏng chừng mà thôi.

Trẻ sơ sinh

Các em sẽ co gấp chân tay lại hướng về thân. Thân mình bé sẽ cứ giữ nguyên tư thế thu cuộn vào trong nhiều tuần rồi mới dần dần duỗi thẳng người ra từ tư thế thai nhi nằm trong bụng mẹ. Thoạt tiên, đầu của bé sẽ rất mềm, nhưng bạn sẽ để ý thấy rằng, khi đặt nằm, bé sẽ xoay đầu về phía bé ưa thích. Bạn nên luôn luôn nâng đỡ đầu và cổ khi ẵm em bé lên.

1 tháng

Em bé của bạn sẽ có thể hơi cất đầu lên được trong vài giây và sẽ không còn dáng điệu như lúc vừa mới lọt lòng nữa. Nếu bạn nhấc em bé lên khỏi tấm nệm, bé có thể giữ được đầu ngang bằng với thân mình trong một, hai giây. Đầu gối và hông bé trở nên mạnh hơn và thậm chí bắt đầu duỗi thẳng hơn được.

2 tháng

Giờ đây em bé có thể giữ được đầu ngay lâu hơn rồi. Khi đặt nằm sấp, bé sẽ giữ đầu ngang tầm với thân và bé sẽ chóng phát triển tới mức ngóc đầu lên khỏi nệm, đưa mặt lên được 45 độ.

3 tháng

Bây giờ em bé có thể nằm khá thẳng người và bé có thể chịu được trọng lực vai và đầu lên cánh tay duỗi ra. Khi giữ bé trong tư thế ngôi hay đứng, ít có khi nào đầu bé gục xuống.


4 tháng

Giờ đây em bé tập trung vào việc tập ngồi mà không cần ai đỡ. Khả năng điều khiển đầu tiếp tục gia tăng và bé quay đầu sang trái hoặc phải khi có điều gì đó gây chú ý. Bé có thể chịu được trọng lực của ngực và đầu lên cẳng tay khi nằm sấp, nhấc được hai cẳng chân lên khỏi nệm, đu đưa từ bên nọ qua bên kia. Bé tập lẫy lật.

5 tháng

Em bé hoàn toàn điều khiển được đầu mình ngay khi đặt bé ở tư thế ngồi. Bé có thể chịu được toàn trọng lực đầu, vai và ngực mình lên hai tay duỗi thẳng. Các động tác đu đưa trở nên mạnh mẽ hơn.

6 tháng

Khi tay chân em bé trở nên mạnh hơn, bé có thể chịu được trọng lực của mình trên hai cánh tay. Bé sẽ ngồi hai tay đưa ra phía trước cho vững và giơ hai tay về phía bạn khi bé muốn được bế. Thậm chí bé có thể ngồi không có ai đỡ trong vài giây. Nếu bạn nhẹ nhàng cho em bé nẩy lên đứng nhún nhẩy trên đùi bạn, bé có thể chịu một phần trọng lực của mình với các cơ bắp chân.

Theo Doctissimo

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 10 câu hỏi cho trẻ sơ sinh. (18/11)
 Vì sao trẻ sơ sinh suy hô hấp và qua đời? (18/11)
 Tận dụng nguồn sữa mẹ để trẻ thông minh hơn (16/11)
 Khi bé không thích ti mẹ (14/11)
 Viêm phế quản ở bé sơ sinh (13/11)
 Làm gì khi bé không chịu ngủ và quấy khóc? (12/11)
 Tóc rụng ở trẻ sơ sinh (11/11)
 Bé mới sinh mà ‘tiết sữa’, mọc mụn như dậy thì (10/11)
 Các tật ở đầu trẻ sơ sinh (9/11)
 Các cục cứng ở bẹn trẻ sơ sinh (7/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i