Trẻ sơ sinh
   Bé mới sinh mà ‘tiết sữa’, mọc mụn như dậy thì
 

 

Theo giáo sư O'Byrne (Mỹ), có 6 biểu hiện ‘lạ nhưng lại quen biết' ở bé mà hầu như các ông bố bà mẹ nào cũng có thể gặp phải.

Bé "mọc mụn" như dậy thì

Một tháng sau khi sinh, 50% bé có những nốt đỏ mọc lấm tấm trên mặt, cổ, mông... Bạn có thể lo lắng nghĩ đến chứng viêm da rồi đưa bé đi khám bác sỹ song nó chỉ là hiện tượng thường thấy ở bé do sự thay đổi hormone trong cơ thể.

Bạn nên dùng phấn rôm rắc, xoa đều trên da 1-2 lần/ngày cho bé. Tình trạng này kéo dài khoảng 4-5 tháng nhưng bạn không nên lo lắng, da của bé sẽ trở nên mềm mại, sạch sẽ khi bạn thực hiện đều đặn.

Hiện tượng "cứt trâu" trên đầu

Đây cũng là do sự ảnh hưởng của các hormone tới cơ thể bé sau khi sinh. Các bác sỹ phỏng đoán rằng đó là do ảnh hưởng quá mức của tuyến dầu ở mẹ thông qua nhau thai.

Biểu hiện của hiện tượng này là có những vảy màu nâu xung quanh thóp. Nó vô hại cho bé. Để đảm bảo thẩm mỹ cho bé, bạn nên cọ nhẹ, rửa sạch dầu trên đầu bé 1 lần/ngày. Hoặc có thể dùng các loại dầu gội chuyên dụng để gội cho bé khoảng 1-2 lần/tuần.

Rốn bé "phồng lên dẹp xuống"

Núm rốn của bé bị phồng lên đặc biệt là đối với các bé sinh chưa đủ tháng. Phồng to hơn khi bé khóc, có thể xẹp xuống sau đó phồng trở lại, qua thời gian núm rốn có thể xẹp lại, ổn định.

Nếu tình trạng này kéo dài cho đến khi bé lên 6 thì cách tốt nhất là phẫu thuật. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp là tự nó nhỏ đi khi lớn lên.

Bé tiết "sữa"

Khoảng 30-40% bé trai và bé gái có thể tiết ra sữa hoặc nổi những u nhỏ trên đầu vú. Tình trạng này có thể kéo dài đến khi bé 2 tuổi hoặc 1 tuổi (5%).

Bạn không nên lo lắng vì đó là ảnh hưởng tức thời do các hormone trong cơ thể bé hoặc cũng có thể do ảnh hưởng của cơ thể bạn sang bé khi mang bầu.

Mắt bé nhìn chéo

Mắt của bé có sự biến đổi thường ngày. Khi mới sinh, bé khó có khả năng nhìn rõ nét và cử động linh hoạt. Tình trạng này có thể kéo dài đến khi bé 4 tháng tuổi. Trong một vài trường hợp bé không thực sự nhìn ngang, đó chỉ là do khuôn mặt của bé nhỏ cùng với đôi mắt lớn nên chúng ta nhìn trong một vài giây lát sẽ có cảm tưởng như vậy.

Bé thỉnh thoảng giật mình

Một số các ông bố bà mẹ trở nên lo lắng khi bé bất ngờ đạp mạnh khi ngủ. Bạn có thể nghĩ rằng bé giật mình vì hoảng sợ nhưng thực sự đó là phản xạ kiểu sinh học. Đây chỉ là hiện tượng biến đổi thông thường của hệ thần kinh, có thể kéo dài khoảng đến 6 tháng tuổi.


Theo Eva

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Các tật ở đầu trẻ sơ sinh (9/11)
 Các cục cứng ở bẹn trẻ sơ sinh (7/11)
 Trẻ sinh thiếu tháng (7/11)
 gội đầu cho trẻ sơ sinh như thế nào (6/11)
 Cây cảnh và sức khỏe của trẻ sơ sinh (5/11)
 Nấc ở trẻ sơ sinh (4/11)
 Tắc lệ đạo bẩm sinh ở trẻ sơ sinh (3/11)
 Chuẩn bị để đón bé sinh đôi (2/11)
 Trẻ sơ sinh cần bao nhiêu sữa trong những ngày đầu? (31/10)
 Bảo vệ làn da của bé (30/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i