Trẻ sơ sinh
   Săn sóc rốn
 

Hằng ngày tại các phòng khám nhi và trẻ sơ sinh, gặp rấtnhiều trường hợp trẻ bị bệnh lý ở rốn như: nhiễm trùng rốn, chảy máu rốn…có thể dẫn đến nhiễm trùng nặng toàn thân, làm cho các bà mẹ và gia đình lo lắng. Một số nguyên nhân do những phong tục, tập quán sai lầm, thiếu hiểu biết trong việc chăm sóc rốn trẻ. Vậy chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh như thế nào là đúng cách?
Thông thường rốn sẽ rụng 5-10 ngày sau sinh, nhưng ở một số trẻ sơ sinh rốn có thể rụng sau 3 tuần hoặc hơn. Rốn chậm rụng có thể do sự phá hủy vi trùng ở cuống rốn. Trong giai đoạn này, các bà mẹ phải luôn giữ cho rốn khô và sạch bằng cách lau sạch chân rốn 3-4 lần/ngày, sau mỗi lần tắm hoặc thay tả.Tuy nhiên, phải làm sạch rốn ngay khi thấy có nước ứ đọng dưới chân rốn. Dây rốn không có những dây thần kinh nhạy cảm đau, do đó động tác lau chùi sẽ không làm đau trẻ.

Giữ cho rốn sạch:
Cách chăm sóc rốn
: Nâng dây rốn lên, dùng một miếng gạc sạch tẩm cồn hoặc dung dịch NaCl 0,9% (hoặc dung dịch eosin1% dùng để săn sóc rốn) lau sạch chân rốn theo hình vòng tròn và đi từ trong ra ngoài. Những nghiên cứu gần đây cho thấy, cồn làm cho rốn chậm rụng hơn nhưng nó giúp ngăn ngừa được nhiễm trùng. Chú ý dùng một miếng gạc mới cho mỗi lần lau. Lau cho đến khi chân rốn sạch hoàn toàn. Cuối cùng mới lau nhẹ lên dây rốn, tránh chà xát mạnh, dễ gây chảy máu.

Giữ cho rốn khô:
Không buộc tả quá chặt và luôn giữ cho tả nằm dưới rốn. Điều này giúp cho rốn luôn khô ráo và tránh cho tả không cọ sát vào dây rốn gây chảy máu.
Không dùng băng rốn hay bất cứ loại vải gì che rốn, cũng không bôi dầu, giấy dầu, bột phấn hay dùng băng ép cá nhân phủ lên rốn.
Gần đến ngày rụng rốn có thể thấy một ít nước vàng hay máu rỉ ra từ chân rốn, điều này là bình thường. Tiếp tục săn sóc rốn cho đến khi rốn khô và rụng hoàn toàn. Chỗ này sẽ lành trong 2-3 ngày và hiện tượng rỉ dịch rốn sẽ mất từ từ.
Nên tắm và lau người cho trẻ trong giai đoạn chờ cho rốn khô và rụng. Khi rốn đã rụng hoàn toàn mới tắm cho trẻ trong thau nước hay chậu nước và tắm cho trẻ bằng sản phẩm dành riêng cho trẻ sơ sinh.

Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?
-        Những dấu hiệu nhiễm trùng rốn như: đỏ, phù nề da quanh chân rốn, rốn có mùi hôi hay có mủ, trẻ sốt, lừ đừ hay bú kém đi.
-        Rỉ dịch trong kéo dài hoặc có chồi ngay dưới chân rốn sau khi rốn đã rụng.
-        Rốn và dây rốn bị đẩy ra ngoài nhiều mỗi khi trẻ khóc (thoát vị rốn).
-        Chảy máu nhiều từ chân rốn.
-        Các bà mẹ hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị kịp thời, tránh gây nhiễm trùng lan rộng.

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Những điều cần biết về trẻ sơ sinh. (2/1)
 Sữa mẹ cho con tình yêu, nguồn dinh dưỡng và sự an toàn (2/1)
 Tắm cho trẻ sơ sinh (2/1)
 Trẻ em và giấc ngủ (2/1)
 Lưu ý khi trẻ bị nôn, trớ sữa (28/12)
 Giúp bé nín khóc nhanh chóng (28/12)
 Tuyệt đối không nên lắc em bé (28/12)
 Ðề phòng nhiễm trùng (24/12)
 Phương pháp cho trẻ em vận động để tập thở. (24/12)
 Trẻ em sinh thiếu tháng. (24/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i