Mang thai và sinh đẻ
   Nhau thai bong non
 

Nhau bong non là trạng thái xảy ra khi nhau thai sớm tách ra khỏi thành tử cung. Một tên khác cho hiện tượng này là ‘abruptio placentae'.

Nhau thai là nguồn sống chính của trẻ, cung cấp oxy và chất dinh dưỡng, và nếu nhau thai không bám chặt vào thành tử cung, sẽ dẫn đến sự gián đoạn việc cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi.

Nhau bong non có phổ biến không?

Dưới 1% thai phụ rơi vào tình trạng nhau bong non, cũng có thể nói là hiếm khi xảy ra. Nhìn chung,nhau bong non xảy ra liên quan đến những nhân tố nguy hiểm khác, tuy nhiên đa số có thể phòng tránh bằng việc siêu âm, và khám thai định kì kết hợp với lối sống lành mạnh.

Nguy hiểm của nhau bong non

Nguyên nhân của nhau bong non không phải lúc nào cũng rõ ràng. Tuy nhiên, có một số nhân tố nguy hiểm làm tăng nguy cơ xảy ra:

Những người có tiền sử bong nhau non, nguy cơ tái phát càng tăng lên.

Những người nghiện thuốc lá và sử dụng ma túy

Tiêu thụ một lượng lớn rượu trong khi mang thai. Quá 14 lyrượu mỗi tuần trong khi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ bong nhau non.

Tăng huyết áp- có thể là cao huyết áp khi mang thai (PIH) hoặc tăng huyết áp mãn tính.

Dinh dưỡng kém.

Những phụ nữ sinh nhiều con, nguy cơ sẽ tăng lên.

Phụ nữ trên 35 tuổi.

Những phụ nữ có chứng rối loạn máu như đông máu và có xu hướng chảy máu.

Chấn thương vùng bụng như một tai nạn xe cộ, té ngã hoặc bị đấm. Phụ nữ bị đánh và chấn thương thông qua bạo lực gia đình có nguy cơ hơn.

Các phụ nữ bị u xơ tử cung hoặc một số hình thức bất thường của tử cung.

Nếu bị vỡ màng ối non. Điều này đặc biệt nguy hiểm nếu nước ối mất nhanh và đột ngột. Điều này có thể xảy ra trong quá trình sinh theo ngả âm đạo sau khi sinh đôi lần đầu tiên.

Đối với bà mẹ mang đa thai như sinh đôi, sinh ba hoặc sinh tư.

Trẻ có dây rốn quá ngắn sẽ làm rủi ro bong nhau non tăng lên.

Các triệu chứng của nhau bong non

Quá trình nhau bong non luôn gây nên sự xuất huyết dù rằng không phải lúc nào bạn cũng có thể thấy được. Sự xuất huyết có thể không thấy do máu bị tụ lại giữa nhau thai và tử cung. Lượng máu tụ này sẽ tràn ra ngoài khắp trên nhau, vào tử cung và đi ra đường âm đạo.


Nhau bong non thường xảy ra trong ba tháng cuối của thai kỳ với các dấu hiệu và triệu chứng khác bao gồm:

Xuất huyết âm đạo, mặc dù 20% phụ nữ bị nhau bong non sẽ không có bất cứ sự xuất huyết âm đạo thật tõ ràng.

Đau bụng hoặc đau lưng.

Sự nhạy cảm ở trong và xung quanh tử cung.

Sự co thắt tử cung mà không liên quan đến sự chuyển dạ. Có những khoảng nghỉ giữa các cơn co thắt, với một cơn co thắt đến ngay sau cơn khác.

Các biến chứng của nhau bong non

Nếu người mẹ chỉ bong cục bộ hay một vùng nhỏ thì hầu như không có biến chứng. Miễn là sự lưu thông máu đến thai nhi không bị ảnh hưởng thì sẽ không có sự nguy điểm đối với mẹ và bé. Tuy nhiên, nếu bị bong nhiều và mất một lượng máu đáng kể thì việc điều trị cấp cứu là cần thiết.

Các biến chứng khác bao gồm:

Sinh non với nhiều rủi ro của việc sinh thiếu tháng.

Sốc do người mẹ mất nhiều máu.

Thiếu oxy cho trẻ, dẫn đến bại não và tử vong. Thật không may rằng trong trường hợp nhau bong non xảy ra, khoảng 15% trẻ sơ sinh sẽ tử vong.

Thi thoảng, việc cắt bỏ tử cung là cần thiết nếu không thể kiểm soát việc mất máu sau khi sinh.

Làm thế nào chẩn đoán nhau bong non?

Dựa vào những dấu hiệu lâm sàng,bác sĩ sản khoa, nữ hộ sinh sẽ kiểm tra và chẩn đoán cho người mẹ.
Siêu âm vùng bụng và âm đạo nơi mà nhau thai bị biến dạngtại thành tử cung. Mặc dù vậy, cần nhớ rằng không phải tất cả các trường hợp nhau bong non đều được nhìn thấy qua siêu âm. Kiểm tra để biết được số lần đông máu của người mẹ và khi có nghi ngờ về sự bất thường.

Cách điều trị

Việc điều trị thường dựa trên cơ sở tình trạng ổn định sức khỏe của người mẹ và gia tăng khối lượng máu của người mẹ.Các cách kiểm soát cũng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và vị trí tách nhau thai.

Một khi nhau thai đã bắt đầu tách ra, sẽ không có phương pháp điều trị cụ thể. Bạn chỉ ngăn chặn nó không tách xa hơn và không thể nào nối nó lại.

Nghỉ ngơi, theo dõi các dấu hiệu quan trọng và quan sát chung miễn là người mẹ và thai nhi ổn định.

Truyền dịch tĩnh mạch.

Theo dõi bào thai.

Nếu em bé cần phải được sinh sớm, thuốc steroid có thể được tiêm cho người mẹ để hỗ trợ tốc độ trưởng thành phổi của trẻ.

Người mẹ có thể được giục sinh qua đường âm đạo.

Một ca mổ lấy thai được thực hiện nếu nhau bong thai ở tình trang nghiêm trọng và thai nhi đủ trưởng thành.

Biến chứng

Mất máu quá nhiều khiến người mẹ bị sốc.

Suy bào thai do thiếu oxy và chất dinh dưỡng.

Nếu nhau bong non nghiêm trọng và không được điều trị kịp thời, cả người mẹ và em bé đều có thể tử vong.

Theo Lamchame.com

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 10 điều "chuẩn không cần chỉnh" chỉ người từng mang bầu mới nói cho bạn biết (18/1)
 9 "bảo bối" mẹ bầu không thể thiếu trong 3 tháng đầu thai kì (15/1)
 5 thực phẩm hàng đầu mẹ bầu chớ nên ăn (13/1)
 Khoa học đã chứng minh bà bầu sẽ vượt cạn dễ hơn nếu làm những điều này (13/1)
 50 lời khuyên cho một thai kỳ khỏe mạnh (12/1)
 Gây tê ngoài màng cứng - những điều mẹ cần biết (12/1)
 Mách Mẹ Bầu 10 Mẹo Chữa Bệnh Trĩ Hiệu Quả (11/1)
 Chuyển dạ sinh non (7/1)
 Áp lực công việc khi mang thai – nguy hại khôn lường (7/1)
 Cảnh báo 5 dấu hiệu nguy hiểm mẹ bầu cần lưu ý (6/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i