Mang thai và sinh đẻ
   Áp lực công việc khi mang thai – nguy hại khôn lường
 

Áp lực công việc và sự bận rộn quá mức có thể gây ra những tác hại khôn lường đến thai kỳ, đặc biệt là ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ, thậm chí gây sẩy thai.

Ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ trẻ

Nếu bạn làm việc quá 32 tiếng mỗi tuần với công việc áp lực, em bé của bạn sẽ phải đối mặt với những nguy hiểm khôn lường về sức khỏe não bộ.

Áp lực công việc khi mang thai rất nguy hiểm đến thai nhi​

Vậy nên, bạn cần thiết phải lên kế hoạch mang thai và sắp xếp công việc để giảm tải bớt áp lực công việc trong thời kỳ này. Theo các chuyên gia, căng thẳng có thể tác động đến phụ nữ trong suốt thai kỳ nhưng họ chỉ có thể chịu đựng được ảnh hưởng của căng thẳng trong 17 tuần sau khi thụ thai. Điều này cũng có nghĩa là, nếu tình trạng căng thẳng không được cải thiện, nguy cơ tổn thương não bộ và sự phát triển của em bé càng cao.

Khiến trẻ sinh ra bị nhẹ cân

Quá trình bào thai phát triển có rất nhiều thay đổi và phụ thuộc vào nội tiết tố tác động đến tâm trạng của bà bầu. Khi có quá nhiều căng thẳng, họ có thể bị mất ngủ, thậm chí mất cảm giác ăn ngon và gây hại cho sự phát triển cũng như cân nặng của em bé. Hơn nữa, tình trạng căng thẳng quá lớn có thể gây ra huyết áp cao và sinh non.

Gây ra tiền sản giật

Tiền sản giật trước đây được biết đến là nhiễm độc thai nghén. Đó là một triệu chứng nguy hiểm cho phụ nữ mang thai. Nó thường hay xuất hiện trong nửa sau của thai kỳ, đặc biệt là trong quý thứ 2 và 3, và cũng có thể xảy ra sớm hơn. Phụ nữ làm việc nhiều giờ và căng thẳng dễ bị mắc triệu chứng này.

​Sẩy thai

Căng thẳng có thể kích thích não tiết ra một loại hoóc-môn có tên corticotrophin gây sẩy thai. Các nhà nghiên cứu đã tiết lộ rằng stress cũng làm tăng cường độ của hoóc-môn cortisol trong người mẹ và gây sẩy thai sớm.

Cách khắc phục:

Để tránh những tác hại khôn lường của áp lực công việc đến thai kỳ, mẹ nên vạch ra kế hoạch mang thai và sắp xếp công việc thuận lợi để có một thai kỳ khỏe mạnh. Áp lực công việc ở đây có thể là do khối lượng công việc lớn khiến họ phải ngồi nhiều giờ, tính chất công việc gây ra nhiều căng thẳng thần kinh hoặc cả 2 yếu tố trên kết hợp với nhau. Để giảm tải áp lực công việc, phụ nữ mang thai phải loại trừ được cả 2 yếu tố trên. Trong trường hợp cần thiết, việc nghỉ làm tạm thời để sinh con là điều nên làm.

Theo Lamchame.com

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Cảnh báo 5 dấu hiệu nguy hiểm mẹ bầu cần lưu ý (6/1)
 5 sự thật không mong muốn khi mang bầu chẳng ai nói với bạn (6/1)
 5 việc mẹ bầu nên tránh để việc sinh nở bớt đau đớn (4/1)
 9 cách giúp mẹ mẹ bầu không còn đau đáu với bệnh trĩ khi mang thai (4/1)
 Khổ vì rụng tóc sau sinh! (30/12)
 7 thực phẩm mẹ bầu cần nói "không" (30/12)
 Dấu hiệu sớm nhất báo mẹ mang thai đôi (29/12)
 9 bí mật về chuyện mang thai bạn cần biết nhưng chẳng ai nói (29/12)
 11 yếu tố hàng đầu khiến thai phụ dễ sinh non (28/12)
 6 cách giảm cân sau sinh hiệu quả mẹ nào cũng nên biết (28/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i