Mang thai và sinh đẻ
   Những điều đáng lo ngại về thiếu máu khi mang thai
 

Ngay cả khi bạn không bị thiếu máu ở đầu thai kỳ thì cũng không có nghĩa là suốt quá trình mang thai bạn sẽ không bị thiếu máu. Vậy làm thế nào để phòng tránh hiện tượng này?

Khi mang thai, yêu cầu về lượng sắt trong cơ thể tăng lên đáng kể. Sắt cần thiết cho việc giúp các huyết sắc tố và protein trong tế bào hồng cầu vận chuyển oxy đến các tế bào khác.

Trong quá trình mang thai, lượng máu trong cơ thể của bạn tăng lên khoảng 50% so với người bình thường. Và bạn cần thêm lượng sắt để tạo các huyết sắc tố nhiều hơn, đồng thời giúp nhau thai và em bé phát triển.

Thật không may là hầu hết phụ nữ khi mang thai đều không có đủ lượng sắt cần thiết, đặc biệt là từ tháng thứ 4 - tháng thứ 9. Lượng sắt bị thiếu đến một mức nhất định sẽ gây ra tình trạng thiếu máu.

Nếu bạn bị ốm nghén nghiêm trọng dẫn đến thường xuyên bị nôn hoặc hai lần mang thai của bạn quá gần nhau, hay chế độ dinh dưỡng không hợp lý, tất cả sẽ gây ra tình trạng thiếu máu.

Bạn cần bổ sung thêm 18 - 27mg sắt mỗi ngày khi mang thai. Bởi vì thật khó để có đủ lượng sắt khi ăn uống nên Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ khuyến cáo phụ nữ mang thai dùng thuốc bổ sung 30mg nguyên tố sắt một ngày để phòng ngừa thiếu máu.

Ngay cả khi bạn không bị thiếu máu ở đầu thai kỳ thì cũng không có nghĩa là suốt quá trình mang thai bạn sẽ không bị thiếu máu. (Ảnh minh họa)

Thiếu sắt đến nay là nguyên nhân phổ biến nhất của thiếu máu trong thời kỳ mang thai, nhưng nó không phải nguyên nhân duy nhất. Bạn cũng có thể bị thiếu máu khi không nhận được đủ axit folic, vitamin B12 hay cũng có thể do bạn mắc bệnh rối loạn máu di truyền như bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm. Điều trị bệnh thiếu máu phải dựa vào nguyên nhân, không phải cứ bị thiếu máu là bổ sung sắt.

Ngay cả khi bạn không bị thiếu máu ở đầu thai kỳ thì cũng không có nghĩa là suốt quá trình mang thai bạn sẽ không bị thiếu máu. Vì vậy, bạn nên đi xét nghiệm máu vào tháng thứ 6 hoặc tháng thứ 7 của thai kỳ. Lượng huyết sắc tố và hematocrit sẽ giảm xuống một chút trong nửa cuối của thai kỳ do số lượng huyết tương tăng nhanh hơn so với số lượng và kích thước của các tế bào máu.

Khi tình trạng thiếu máu là nhẹ, bạn có thể không có bất kì triệu chứng nào. Bạn cũng có thể cảm thấy mệt mỏi, yếu, chóng mặt, tuy nhiên, đây là những triệu chứng mà hầu hết phụ nữ mang thai nào cũng trải qua dù có thiếu máu hay không. Các triệu chứng khác bao gồm nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, khó thở, khó chịu và khó tập trung.

Nếu xét nghiệm cho thấy bạn bị thiếu máu do thiếu sắt, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc bổ sung sắt. Liều lượng phụ thuộc vào mức độ thiếu máu của bạn, khoảng từ 60 - 120mg sắt mỗi ngày.

Lưu ý để hấp thu sắt tốt nhất

Để hấp thụ sắt tốt nhất bạn nên uống sắt khi đói. Lưu ý trước và sau khi uống sắt bạn không nên uống trà, cà phê hoặc sữa bởi nó sẽ cản trở sự hấp thụ sắt, thay vào đó bạn nên uống nước cam, các vitamin C giúp hấp thụ sắt rất tốt.

Nên bổ sung sắt khi đói để được hấp thu tốt nhất. (Ảnh minh họa)

Trong vòng một tuần hoặc lâu hơn kể từ lúc bạn bắt đầu uống bổ sung sắt, rất nhiều tế bào hồng cầu và huyết sắc tố mới được sản sinh. Một vài tháng sau tình trạng thiếu máu của bạn sẽ được giải quyết. Điều quan trọng cần lưu ý là bạn phải để thuốc bổ sung sắt tránh xa trẻ em. Trên thực tế đã có rất nhiều trẻ em tử vong do uống quá liều sắt gây ngộ độc.

Sắt được bổ sung với mức độ cao có thể gây khó chịu cho đường tiêu hóa. Thông thường nó sẽ dẫn đến táo bón. Giải pháp tốt nhất lúc này dành cho bạn là uống nước ép mận. Nước ép mận vừa cung cấp sắt vừa giúp bạn giải quyết vấn đề táo bón.

Thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ sinh non và sinh thiếu cân, nghiêm trọng hơn thì có thể khiến thai chết lưu hoặc trẻ sơ sinh bị tử vong. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bị mất nhiều máu khi sinh hoặc bị trầm cảm sau sinh.

Một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm các loại thực phẩm như: thịt đỏ, nho khô, chà là, quả sung, quả mơ, bông cải xanh, mật mía, bột yến mạch... sẽ giúp bạn tăng cường chất sắt. Lưu ý bạn không nên ăn gan để bổ sung sắt. Gan tốt nhất là nên tránh trong thời gian mang thai vì nó có chứa một lượng vitamin A không an toàn, có thể gây ra các dị tật bẩm sinh cho thai nhi.

Theo Afamily

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Nguyên nhân hàng đầu khiến mẹ không có sữa cho con bú (22/7)
 Giải pháp cho những bà bầu hay "đếm cừu" vào ban đêm (20/7)
 Hạn chế tình trạng rạn da khi mang bầu – Chuyện đơn giản! (20/7)
 Báo động đỏ cho biết bạn sắp lâm bồn (18/7)
 Những biến chứng có thể xảy ra khi mang thai sau 35 tuổi (18/7)
 Lợi ích tuyệt vời của việc sinh con sau 39 tuần thai (17/7)
 Rôm sảy - nỗi ám ảnh ít biết ở bà bầu (17/7)
 "Đập tan" nỗi lo khi lần đầu làm mẹ (15/7)
 Bí quyết ăn uống cho một thai kỳ khỏe mạnh (15/7)
 Nghén suốt 9 tháng thai kỳ - nỗi ám ảnh của bà bầu (13/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i