Mang thai và sinh đẻ
   Hạn chế tình trạng rạn da khi mang bầu – Chuyện đơn giản!
 

Vết rạn da khi mang bầu là một trong những nỗi ám ảnh của mẹ bầu. Bốn "tuyệt chiêu" dưới đây sẽ giúp mẹ bầu xua tan nỗi ám ảnh này.

1. Tập thể dục

Trước khi mang thai, mẹ bầu nên chú ý tập một vài môn thể thao hoặc động tác thể dục có tác dụng tăng cường độ đàn hồi cho da và cơ bụng như bơi lội, yoga... Đến khi sinh bé xong, qua thời gian ở cữ, tùy vào tình trạng sức khỏe cụ thể mà các bà mẹ tiếp tục duy trì các bài vận động phù hợp theo sự tư vấn của bác sĩ như đi bộ, bơi lội, các bài tập thể dục cho bà bầu.

Tập thể dục giúp tăng độ đàn hồi cho da, hạn chế tình trạng rạn da khi mang bầu. (Ảnh minh họa)

Một điều nên biết là ngay trong 9 tháng mang thai, việc vận động theo các bài tập thể thao dành cho bà bầu không chỉ giúp bà bầu ngăn ngừa vết rạn da khi mang bầu mà còn có lợi cho các cơ, thúc đẩy quá trình sinh nở tự nhiên trở nên thuận lợi hơn.

2. Kiểm soát cân nặng

Mẹ bầu tăng cân quá mức vừa làm xuất hiện nhiều vết rạn da vừa có hại cho sức khỏe của thai nhi. Vì thế, việc tăng cân ổn định trong thai kỳ là rất quan trọng.

Theo các bác sĩ, trong ba tháng đầu mang thai, người mẹ chỉ nên tăng 1 - 2 kg; bốn tháng tiếp sau đó, mỗi tuần tăng khoảng 0,5 kg. Mẹ bầu nên sắm một chiếc cân để có thể kiểm tra cân nặng tại nhà, đồng thời lập đồ thị trọng lượng cơ thể để có thể kiểm soát được mức tăng của cơ thể.

3. Chú ý đến chế độ ăn uống

Ngoài việc đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng, chế độ ăn uống hàng ngày của mẹ bầu cần có tính cân bằng, ăn ba bữa đúng giờ, có quy luật. Mẹ bầu nên ăn nhiều rau và trái cây. Không nên ăn quá nhanh vì không tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa. Ngoài ra, mẹ bầu nên hạn chế ăn đồ béo, đồ ngọt.

Hạn chế tình trạng rạn da khi mang bầu - Chuyện đơn giản! 2
Không thể phủ nhận lợi ích của việc massage đối với việc giảm thiểu tình trạng rạn da khi bầu bí. (Ảnh minh họa)

4. Đừng quên massage

Lợi ích không thể phủ nhận của việc massage khi mang thai là tăng độ đàn hồi cho da và ngăn ngừa vết rạn da. Thường thường, mẹ bầu có thể tiến hành massage khi thai kỳ bước vào tháng thứ tư, kéo dài liên tục cho đến sau sinh 3 tháng.

Mẹ bầu có thể xoa vào tay một ít dầu ô liu hoặc dầu giữ ẩm cho da em bé rồi massage nhẹ nhàng quanh vùng bụng, đùi và ngực. Đối với vùng bụng, bắt đầu từ rốn xoa nhẹ tay theo chiều kim đồng hô và lan rộng ra xung quanh. Massage đùi thì bắt đầu từ đầu gối ngược lên phía đùi và hông. Ở ngực, dùng cả hai tay massage đồng thời ở hai bên theo chiều từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài cho đến khi chạm gần cổ.

Mỗi lần massage thường kéo dài trong 10 - 20 phút, hai lần mỗi ngày. Cuối thai kỳ có thể tăng số lần massage.

Theo Afamily

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Báo động đỏ cho biết bạn sắp lâm bồn (18/7)
 Những biến chứng có thể xảy ra khi mang thai sau 35 tuổi (18/7)
 Lợi ích tuyệt vời của việc sinh con sau 39 tuần thai (17/7)
 Rôm sảy - nỗi ám ảnh ít biết ở bà bầu (17/7)
 "Đập tan" nỗi lo khi lần đầu làm mẹ (15/7)
 Bí quyết ăn uống cho một thai kỳ khỏe mạnh (15/7)
 Nghén suốt 9 tháng thai kỳ - nỗi ám ảnh của bà bầu (13/7)
 Chuyên gia mách chiêu dễ đậu thai (11/7)
 8 bài thể dục hữu ích cho mẹ bầu (10/7)
 Những điều mẹ bầu cần đặc biệt lưu tâm trong 9 tháng mang thai (10/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i