Bệnh khác
   Bệnh động kinh ở trẻ em - cần tránh những cái nhìn sai lệch
 

Các cơn động kinh thường gặp ở trẻ em, chiếm khoảng 3% trong số trẻ em nhưng không phải tất cả các trường hợp lên cơn động kinh đều mắc bệnh động kinh.

Khi các cơn động kinh xuất hiện từ 2 lần trở lên thì mới được gọi là bệnh động kinh và tỷ lệ bệnh động kinh chiếm khoảng 1% trẻ em. Động kinh xảy ra ở trẻ nhỏ do nhiều nguyên nhân như như chấn thương đầu, u não, nhiễm trùng thần kinh trung ương… tuy nhiên đa số các trường hợp đều không rõ nguyên nhân. Khi cơn động kinh xảy ra ở trẻ em, cha mẹ cần phải biết cơn động kinh xảy ra như thế nào, vào thời điểm nào, tình trạng sức khoẻ của con em trước và sau cơn động kinh, có còn nhớ lại những gì xảy ra trong cơn động kinh hay không… Những thông tin này rất quan trọng trong việc giúp các nhà chuyên môn chẩn đoán chính xác và điều trị tốt hơn.

Trẻ em thường có nhiều loại cơn động kinh và hội chứng động kinh khác nhau do đó việc lựa chọn thuốc điều trị động kinh cũng khác nhau. Các thuốc chống động kinh có thể kiểm soát hoàn toàn các cơn động kinh với tỉ lệ trên 70% trường hợp. Tuy nhiên, cũng có một số thuốc chống động kinh không những không làm giảm được cơn động kinh mà có thể khiến cơn động kinh nặng thêm. Ví dụ Carbamazeine không những không có tác dụng điều trị cơn vắng ý thức (mất nhận thức và mất phản ứng tạm thời) mà còn làm nặng hơn loại cơn này. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc chống động kinh kể cả các thuốc chống động kinh kinh điển và thuốc chống động kinh thế hệ mới. Tuy nhiên, theo các nhà chuyên môn Depakine vẫn được lựa chọn hàng đầu vì tính hiệu quả và an toàn của nó đã được chứng minh trên nhiều năm kinh nghiệm lâm sàng, đặc biệt đối với trẻ em.
 
Điều quan trọng nhất là nhiều người hiện vẫn còn có cái nhìn sai lệch về bệnh này và từ đó dẫn đến sự e ngại trong tiếp xúc cũng như có tâm lý xa lánh người bệnh, khiến người bệnh động kinh, đặc biệt là trẻ em gặp khó khăn trong học tập cũng như hòa nhập cuộc sống cộng đồng. Trong khi đó, bệnh động kinh không phải bệnh tâm thần hay là căn bệnh nguy hiểm chết người, nếu được phát hiện sớm và điều trị tốt thì khả năng hoàn toàn khỏi bệnh là rất cao, các em vẫn có cuộc sống bình thường như bao trẻ em khác, chỉ khác điều duy nhất là các em phải dùng thuốc chống động kinh mỗi ngày. Để giúp các em hướng đến tương lai tốt đẹp, trút bỏ mặc cảm bệnh tật thì tình yêu thương, chăm sóc của gia đình và sự giúp đỡ động viên của thầy cô giáo, bạn bè,.. cũng như cái nhìn bao dung của xã hội là nền tảng vô cùng quan trọng để giúp các em phát triển bình thường về nhân cách, tâm lý để các em tự tin vươn lên hoà nhập với xã hội.

Hà Nội Mới

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Dị vật đường thở bị bỏ quên ở trẻ (28/7)
 Bệnh “khóc hoài” ở trẻ (21/7)
 Bệnh 'đầu nước' ở trẻ em (17/7)
 Trẻ bị tiểu đường cần có máy đo đường huyết (5/7)
 Chấn thương mắt - không thể xem thường (30/6)
 Phòng và trị bệnh nhiễm giun đường ruột (23/6)
 Các bệnh thường gặp ở trẻ do phòng máy lạnh gây ra (21/6)
 Bụng trẻ gái (19/6)
 Trẻ em có vòng bụng to: Nguy cơ của bệnh tiểu đường (10/6)
 Những đứa trẻ có nguy cơ bị biến đổi giới tính (9/6)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i