Sức khỏe và Phát triển
   Phòng lao cho bé
 

Lao là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp, ở bé có thể mắc lao màng não rất nguy hiểm. Vì vậy, nên tiêm vaccine phòng lao cho bé trong vòng một tháng sau khi sinh để góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh lao.

Vaccine để tiêm phòng lao là BCG. Phần lớn bé đều có phản ứng tại chỗ tiêm như: Xuất hiện nốt nhỏ và biến mất sau 30 phút. Sau khoảng 2 tuần, xuất hiện một vết loét đỏ có kích thước bằng đầu bút chì. Sau đó 2 tuần, vết loét tự lành để lại một sẹo nhỏ có đường kính 5mm. Điều đó chứng tỏ bé đã có miễn dịch.

Bé vẫn có thể mắc lao dù đã tiêm phòng lao

Theo thống kê ở Bệnh viện Phổi trung ương, nhiều bé mắc lao thể nặng như lao kê, lao màng não, lao phổi AFB (+)... dù đã tiêm phòng lao.

Nguồn lây quá mạnh: Lao phổi chiếm cao nhất (với 40%), lao màng não (10%), lao cột sống (chiếm 17%). Thạc sĩ Hoàng Thanh Vân (Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Phổi trung ương) cho biết nhiều gia đình ngỡ ngàng khi đưa con đến khám và được chẩn đoán mắc lao, bởi con họ đã tiêm phòng bệnh này.

Thực ra, hiệu lực bảo vệ của vaccine phòng lao chỉ là 70%. Nếu như nguồn lây trong gia đình quá mạnh, tức có 3-4 người lớn cùng mắc lao thì bé sẽ rất dễ mắc bệnh này dù đã tiêm phòng. Đặc biệt, nhiều thể lao không có triệu chứng rõ ràng nên khi "phát" thì bệnh đã ở giai đoạn muộn.

Thạc sĩ Hoàng Thanh Vân cho biết thêm, bé dưới 5 tuổi tiếp xúc với nguồn lao rất dễ nhiễm và phát bệnh. Ngay cả những bé lớn cũng dễ nhiễm bệnh này.

Người lớn nhiễm khuẩn lao thường sau 2-3 năm, thậm chí 5 năm sau mới phát bệnh. Trong thời gian ủ bệnh đó, họ sẽ lây cho bé khi tiếp xúc gần, hay khi chăm sóc bé. Nếu trong nhà có nhiều người bệnh thì bé càng khó tránh.

Điều trị kéo dài: Với những bé đã mắc lao thể nặng (như lao kê, lao màng não, lao cột sống...) việc điều trị rất khó khăn, kéo dài. Bên cạnh việc dùng thuốc đều đặn 6-8 tháng, bệnh nhi còn phải được các bác sĩ chuyên khoa theo dõi ảnh hưởng của thuốc đối với gan, thận, tình trạng dị ứng... Sau một tháng điều trị tại bệnh viện Trung ương, bé được chuyển về tuyến tỉnh, huyện điều trị ngoại trú và phải kiểm tra định kỳ.

"Nhiều gia đình rất ý thức đưa con trở lại cơ sở y tế kiểm tra đều và được cách ly nguồn lây nên đã khỏi bệnh hoàn toàn" - thạc sĩ Hoàng Thanh Vân khẳng định. Song cũng có những cháu bị di chứng liệt vận động, chậm phát triển trí tuệ bởi bé được đưa đến cơ sở y tế quá muộn khi bệnh đã ở giai đoạn nặng.

Khi phát hiện trong gia đình có nguồn lây bệnh lao, phải cách ly bé, không cho tiếp xúc với người đó, cho dù bé đã được tiêm phòng lao. Nếu bé bị ho kéo dài trên hai tuần, sốt về chiều 37,5 - 38,5ºC), điều trị một vài đợt kháng sinh không đỡ, lại kém ăn, gầy ốm thì nên đưa đến cơ sở y tế khám lao.

Theo bevame.com

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Phòng bệnh cho bé khi chuyển mùa (14/9)
 2 bệnh `lạ` nguy hiểm ở bé (12/9)
 `Mẹo` để bé bớt viêm mũi (10/9)
 Ghẻ ở bé (10/9)
 "Đọc" bệnh khi bé chảy nước mũi (9/9)
 Nhược thị ở bé (3/9)
 Viêm V.A ở bé (3/9)
 Những thói quen xấu gây hại cho sức khoẻ của bé (30/8)
 Viêm đường tiết niệu ở bé (30/8)
 6 triệu chứng cho thấy bé đang gặp nguy hiểm về sức khỏe (28/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i