Bệnh khác
   Bệnh đái tháo đường đã “tấn công” vào trẻ em
 

 

 Cần tạo thói quen ăn uống tốt cho trẻ ngay từ nhỏ.


Thông tin từ Bệnh viện (BV) Nhi Trung ương cho thấy bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) type 2 đang có xu hướng trẻ hóa. Mới đây Khoa Nội tiết- Chuyển hóa- Di truyền của BV này đã phát hiện một trường hợp ĐTĐ chỉ 11 tuổi, đây cũng là ca ĐTĐ type 2 nhỏ tuổi thứ 2 trên thế giới (ca kia là 9 tuổi).

Đây thật sự là nỗi lo của các nhà y học, bởi thanh thiếu niên là tương lai của đất nước, sự gia tăng số bệnh nhân ĐTĐ type 2 ở tuổi này sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nặng nề cho bản thân, gia đình và xã hội

Giữa năm qua, BV Nhi Trung ương tiếp nhận bệnh nhân B. H. N., 15 tuổi, nặng 54 kg, cao 153 cm, được xác định bị ĐTĐ type 2. Xét nghiệm đường máu lúc đói của N. hai lần cho kết quả 10,3 và 11,3 mmol/L.

Hai tuần trước khi vào viện, N. uống nhiều nước, đi tiểu nhiều và sụt 10 kg. Theo bác sĩ Nguyễn Thị Hoàn, Khoa Nội tiết - Chuyển hóa - Di truyền BV Nhi Trung ương, đây không phải là trường hợp cá biệt. Trong số 123 bệnh nhân ĐTĐ vào điều trị tại khoa từ tháng 5-2003 đến tháng 7-2005, đã có 3 bệnh nhi bị ĐTĐ type 2 chiếm tỉ lệ 2,4%.

Béo phì, nguy cơ gây bệnh hàng đầu

Chưa có một con số cụ thể nào về tình trạng trẻ hóa của ĐTĐ type 2 ở nước ta, nhưng tại TPHCM một số chuyên gia về nội tiết cũng ghi nhận hiện tượng này. ThS-BS Diệp Thị Thanh Bình, Phó Chủ nhiệm Bộ môn Nội tiết Đại học Y Dược TPHCM - Trưởng Khoa Nội BV Đại học Y Dược, cho biết trong khi khám bệnh thỉnh thoảng chị cũng phát hiện tình trạng rối loạn chuyển hóa đường ở trẻ em.

 4 biện pháp phòng ngừa ĐTĐ type 2 ở trẻ em

1. Dù trẻ em đang độ tuổi phát triển, nhưng các bậc cha mẹ đừng nên cưng chiều trẻ trong ăn uống. Nên cho trẻ ăn uống hợp lý, tránh những thức ăn giàu chất béo bão hòa, thức ăn nhanh, hạn chế những thức ăn, thức uống ngọt, khuyến khích trẻ ăn nhiều rau quả và thực phẩm có chất xơ.

2. Nên cho trẻ bú sữa mẹ, vì người ta nhận thấy trẻ nào bú mẹ thì ít có nguy cơ ĐTĐ type 2 sau này. Bà mẹ nào cho trẻ bú càng lâu thì càng ít có nguy cơ bị ĐTĐ type 2.

3. Khuyến khích trẻ vận động, tập luyện các môn thể thao. Lối sống tĩnh tại, chơi game, xem truyền hình nhiều rất dễ dẫn đến béo phì.

4. Theo dõi cân nặng trẻ thường xuyên, đặc biệt khi trong nhà có người ĐTĐ type 2. Trẻ tăng cân cần được đưa đến khám tại trung tâm dinh dưỡng, phòng khám nhi hoặc phòng khám nội tiết để kịp thời điều chỉnh lối sống và thói quen ăn uống không đúng.                      Ph.Sơn

(Ghi theo ý kiến của ThS-BS Diệp Thị Thanh Bình)

 
Đặc điểm chung của những trẻ này là đều bị béo phì. Ở BV Nhi Trung ương cũng thế, cả 3 trường hợp ĐTĐ type 2 đến đây đều béo phì, sạm da vùng cổ hoặc gáy.

Chẳng hạn bệnh nhân P. H. L., mới 14 tuổi, nhưng cân nặng đến 81 kg. Trước khi nhập viện 2 - 3 tháng, H. tiểu nhiều, uống nhiều nước, người mệt mỏi, mắt mờ, sụt 6 kg. Còn ca ĐTĐ type 2 11 tuổi nhập viện vào cuối năm qua thì cân nặng... 88 kg!

Theo ThS Thanh Bình, tình trạng trẻ hóa bệnh ĐTĐ type 2 đang là nỗi lo của cả thế giới. Trước đây, bệnh này chỉ được ghi nhận ở những người trên 40 tuổi, còn ngày nay bệnh xuất hiện cả ở người 30 tuổi trở đi, thậm chí lác đác ở các thanh thiếu niên béo phì.

Giải thích về chuyện này, đến nay vẫn chưa có câu trả lời chính thức, nhưng người ta nhận thấy bệnh liên quan đến lối sống ít vận động, ăn nhiều chất béo bão hòa, ít chất xơ, lạm dụng chất ngọt (nước ngọt, kẹo, bánh...) và ở người lớn còn có tình trạng lạm dụng rượu, bia.

Tại nước ta, nhiều khảo sát cho thấy tỉ lệ béo phì, thừa cân ở trẻ em vào khoảng 10%-15%, và điều này đã tạo điều kiện cho bệnh ĐTĐ type 2 trẻ hóa.

Đột quỵ, suy tim, tử vong... vì ĐTĐ type 2

TS Tạ Văn Bình, Giám đốc BV Nội tiết, cho biết đường huyết tăng cao trên 8 mmol/L có thể gây tổn thương cho nhiều bộ phận trong cơ thể như tim, mạch máu, mắt, thận, thần kinh. Nhiều nghiên cứu cho thấy, cứ 10 ca tử vong do ĐTĐ type 2 thì có 7 ca gặp biến chứng tim mạch, chủ yếu là đột quỵ và tai biến mạch máu não.

Tại Anh, khảo sát của Đại học Warwick cho thấy ĐTĐ type 2 làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch và đột quỵ ở nam giới từ 2 - 4 lần và 5 - 7 lần ở phụ nữ, so với người không bị ĐTĐ, người ĐTĐ type 2 có nguy cơ tử vong, nhồi máu cơ tim, suy tim gấp 3 - 5 lần.

Ngoài biến chứng ở tim mạch, ThS Thanh Bình cho biết ĐTĐ type 2 dẫn đến biến chứng ở phổi (viêm phổi), hệ thần kinh (loét bàn chân), răng miệng (bệnh răng miệng, mất răng)...

Ở trẻ em, việc mắc bệnh này quá sớm còn ảnh hưởng đến tương lai trẻ sau này (giảm khả năng học tập và lao động, mặc cảm, tự ti), tạo ra gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Một điều cần lưu ý, thuốc trị bệnh ĐTĐ type 2 dùng cho người lớn hiện nay không thể dùng cho trẻ em!

NLĐ

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bệnh tay chân miệng: trẻ có thể chết! (7/3)
 14 loại bệnh lây nhiễm từ động vật (1/3)
 Thuốc diệt côn trùng làm tăng nguy cơ bị bệnh bạch cầu ở trẻ (17/2)
 Bệnh tinh hoàn ẩn ở trẻ (16/1)
 Cao huyết áp ở trẻ (25/12)
 Trẻ em và bệnh bại não (26/9)
 Bệnh ung thư ở trẻ em (21/9)
 Các bệnh mắt thường gặp ở trẻ em (29/8)
 Nhận biết và điều trị bệnh Caffey ở trẻ em (3/8)
 Viêm tắc lệ đạo ở trẻ sơ sinh (18/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i