Chăm sóc trẻ
   Đỏ mặt vì tật... sờ ti mẹ của con
 

Sau một thời gian ngắn cho Mi (2 tuổi) đi học lớp mầm, chị Nguyệt Minh bị cô giáo của bé gọi lên khiển trách vì cái tội "Mi suốt ngày đòi sờ ti các cô".

Điên đầu vì tật sờ ti của con

Sau một thời gian ngắn cho Mi (2 tuổi) đi học lớp mầm, chị Nguyệt Minh (Võ Thị Sáu, Hà Nội) bị cô giáo bé gọi lên khiển trách vì cái tội "Mi suốt ngày đòi sờ ti các cô".

Tá hỏa, chị Minh tâm sự: "Ngay từ nhỏ, khi cho ti, Mi đã hay sờ lung tung như vậy. Mình cứ nghĩ đó chỉ là một cách giao tiếp giữa mẹ và con". Thế nhưng đúng là sau 1 năm cai sữa, bé Mi vẫn tiếp tục hăng say với hoạt động này, chỉ cần thấy mẹ ở đâu là bé lao đến chộp lấy bằng được, mẹ giằng tay ra thì Mi khóc gào ầm ĩ.

Có một lần, chị có anh bạn thân cũ tới nhà chơi nhân dịp ra ngoài Bắc công tác. Đang rót nước mời khách, không hiểu nàng Mi ở đâu xông ra vạch áo sờ ti mẹ. Cả chị cả khách đều ngượng chín mặt. Chị nhanh tay bế phốc bé lên trên phòng bàn giao cho ông bà trông hộ.

Chuyện đang vào guồng, bị tình huống oái oăm xảy ra chị và người bạn kia ngại ngùng kết thúc nhanh câu chuyện và hẹn dịp tái ngộ. Tối đó, chị mắng con thì bé giãy đành đạch đòi "nữa cơ, nữa cơ".

Đêm nào cũng phải mò ra sờ ti mẹ bằng được, bé mới chịu ngủ. Chị đành chặc lưỡi: "Ôi bọn trẻ con, lớn mong là sẽ khác".


Có rất nhiều tâm sự như thế này trên diễn đàn (Ảnh minh họa)

Thế là chị phải "sống chung" với sở thích của con. Giờ đây khi đã gần 2 tuổi, bé lại hơi nhát, anh chị quyết định cho con đi học trường mẫu giáo gần nhà cho mạnh dạn hơn. Ai dè, đi được vài buổi thì chứng nào tật nấy.

Hôm đó, chị đưa con về, chưa thay xong quần áo, Mi đã "ti cơ ti cơ", chị đang cơn giận, đánh đét cho con một trận.

Rồi vụ sờ ti của bé Vừng nữa. Vừng năm nay đã 3 tuổi nhưng vẫn duy trì sở thích sờ ti.

Cái đáng nói là sau khi cho Vừng cai sữa, chị Tú Linh (Ngọc Hồi, Hà Nội) cũng thấy bé ham sờ ti và chị nhận định đây là một thói quen không ổn. Chị quyết cai bằng được khoản đó của bé. Sau vài lần dọa dẫm, bé cũng thôi thật nhưng chuyển từ sờ ti mẹ sang sờ ti người khác.

Nạn nhân đầu tiên là bố.

Thời gian đầu cai sờ ti, chị cách ly bé với mình, cho Vừng ngủ với bố ở phòng khác. Sau một thời gian, mắt bố như con gấu trúc sưng húp vì không ngủ được. Anh chia sẻ: "Đêm nào Vừng cũng vặn vẹo ti bố, không thể chợp mắt được một phút".

Rồi cứ thấy bố hay ông thậm chí là bác hàng xóm diện áo ba lỗ mà ti ngấp nghé là bé thể nào cũng lao tới vồ. Xong nhiệm vụ thì Vừng cười khoái trá. Cả nhà chẳng biết cười hay khóc với thói quen này của cục cưng. Dọa nạt, quát mắng, thậm chí đánh con đủ kiểu mà Vừng vẫn không chịu thay đổi.

Giúp bé cai sờ ti

Sở thích này bắt nguồn từ việc bé yêu thương và muốn gần gũi mẹ hơn. Hành động này giúp bé thấy thư thái, yên tâm và có cảm giác an toàn. Tuy nhiên đúng là sở thích này sẽ là tai hại nếu biến thành thói quen. Và đương nhiên nếu bé nghiện sờ ti mẹ hay ti người khác thì lỗi đầu tiên là do chính người lớn.

Việc "dung túng" và nghĩ rằng: "Không sao đâu, lớn con sẽ hết, sẽ khác, sẽ thay đổi" là một sai lầm. Bởi sở thích này sẽ dễ dàng dẫn tới thói quen khó bỏ ở bé.


Nhiều chị em không biết nên trị tật này của con như thế nào? (Ảnh minh họa)

Ngay từ đầu cha mẹ cần dứt khoát và không nên tạo cho bé thói quen vừa bú sữa mẹ vừa sờ ti. Kể cả lúc bé bú sữa, người mẹ nên cầm nắm lấy tay để con cũng cảm nhận được hơi ấm từ tay mẹ chứ không cần thiết phải "lan man" sang các vùng khác.

Chị Minh Hương (Quận 3, TP HCM) chia sẻ bí quyết cai sờ ti mẹ cho bé Tí - con chị như sau. Tí rất thích sờ ti mẹ và khi thấy con càng ngày càng "lộng hành", lúc mẹ vắng nhà đi công tác, Tí sờ cả ông và bố, cả nhà lo lắng bé đi học sẽ không ngoan. Biết tính con sợ bác sĩ, chị dặn bé là: "Từ giờ Tí đừng sờ ti mẹ, bố và ông hay bất kỳ ai nhé. Vì bác sĩ bảo bạn nào mà sờ ti là phải tiêm rất đau vào tay".

Nói đúng chỗ sợ, Tí từ đó không sờ ti mọi người hẳn. Khi nào "lỡ lầm", bé giật nảy mình và mẹ gườm gườm bảo: "Một lần nữa là mẹ gọi bác sĩ thật nhé. Lần này coi như mẹ không nhìn thấy". Thế là bé rụt phắt tay lại.

Hay mẹ Hạ Lan (Hàng Thiếc, Hà Nội) chia sẻ cách cai sờ ti của bé Hin, đó là cứ khi nào Hin nhăm nhe sờ mẹ, chị lại trêu lại bé như thế. Hin tỏ ra khó chịu và gắt lên: "Ơ, sao mẹ lại trêu con".

Thế rồi một lần đưa bé đi chơi, giữa "thanh thiên bạch nhật" chị cũng trêu bằng cách nhéo ti con. Hin khó chịu lắm bảo "hitle mẹ". Chị Lan lúc đó mới từ từ phân tích: "Đấy, con thấy không, mẹ cũng không thích bị con sờ ti đâu. Thế giờ không ai trêu ai nữa nhé".

Nhắc lần đầu đương nhiên bé chưa ngấm nhưng vài lần bị mẹ và cả bố cùng trêu, Hin tức lắm và dần dần bỏ thói quen này.

Theo TTVN

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Thực phẩm bổ não cho bé (4/12)
 5 điều mẹ phải nhớ khi bổ sung canxi cho trẻ (2/12)
 Cho bé ăn nhiều củ quả cũng nguy hiểm (30/11)
 Chậm biết đi có phải là còi xương? (30/11)
 Cách giữ ấm cho bé khi ngủ ban đêm (29/11)
 Bí quyết chọn đồ đông cho bé (29/11)
 Dùng thuốc sốt cho con thế nào cho đúng? (28/11)
 Nước ngọt có gas và sức khỏe bé (28/11)
 Những lưu ý khi cho con bú (28/11)
 Thói quen ngoáy mũi (22/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i