Giáo dục mầm non
   Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa: Tạo cơ chế đủ mạnh để phát triển giáo dục mầm non
 

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa (ảnh) cho biết một số giải pháp căn cơ sắp tới như trả lương theo ngạch bậc, áp dụng cơ chế học phí mới, tăng nguồn thu hợp pháp, tăng định biên, giảm cường độ lao động... nhằm nâng cao thu nhập giáo viên mầm non.


* PV: Hiện nay, giáo dục mầm non là bậc học gặp nhiều khó khăn nhất về cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giáo viên. Xin Thứ trưởng hãy cho biết rõ hơn về tình hình hiện nay?
* Thứ trưởng NGUYỄN THỊ NGHĨA: Có thể nói giáo dục mầm non thời gian qua đã nhận được sự quan tâm rất lớn của Đảng, Nhà nước và cả xã hội. Đặc biệt việc triển khai thực hiện rộng khắp chương trình giáo dục mầm non (ban hành theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25-7-2009) đã góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ phát triển toàn diện. Tuy nhiên, do nhu cầu trẻ em đến trường mầm non ngày càng tăng, đặc biệt là tình trạng tăng dân số cơ học ở các TP lớn, nên nhiều địa phương còn thiếu trường lớp, thiếu giáo viên. Đến thời điểm này cả nước thiếu trên 20.000 giáo viên mầm non và theo Chiến lược phát triển giáo dục mầm non đến 2015, cả nước còn thiếu trên 37.000 phòng học cho trẻ mầm non.


* Giáo viên thiếu nhưng ở các trường sư phạm lại ít chú trọng đến việc đào tạo giáo viên mầm non, không ít trường đã chuyển sang đào tạo đa ngành khiến đầu ra của giáo viên ngày càng sụt giảm?
* Việc thiếu giáo viên mầm non hiện nay do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là vấn đề thu hút người làm giáo viên mầm non. Cả nước hiện nay có rất nhiều cơ sở đào tạo giáo viên mầm non, một số trường còn đào tạo giáo viên mầm non trình độ ĐH, thạc sĩ. Các giáo viên được đào tạo chính quy ra trường đều có năng lực chuyên môn, nghề nghiệp tốt. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu phát triển số lượng, nâng cao chất lượng giáo dục mầm non hiện nay, đặc biệt là yêu cầu của phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi thì cần phải tăng cường hơn nữa năng lực cho các trường sư phạm, nhất là nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên tại các trường CĐ, ĐH sư phạm. Có giải pháp, chính sách thu hút đầu vào. Phấn đấu đến năm 2015, có 50% giáo viên mầm non của nước ta đạt trình độ CĐ sư phạm.


* Từ sự việc giáo viên mầm non nghỉ việc tại Thanh Hóa, một số tỉnh thành cũng xảy ra tình trạng này ngay từ đầu năm học, Bộ GD-ĐT đã có giải pháp nào để cải thiện tình trạng này, thưa Thứ trưởng?
* Hiện nay, Bộ GD-ĐT đang phối hợp cùng các bộ, ngành nghiên cứu, trình Thủ tướng ban hành quyết định về một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011-2015, phù hợp với các quy định của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009, tạo cơ chế đủ mạnh để phát triển giáo dục mầm non. Quyết định này nếu được ban hành, sẽ bao gồm các chính sách đối với trẻ em, đối với giáo viên, đối với cơ sở giáo dục mầm non và cơ chế tài chính cho phát triển giáo dục mầm non.


Đối với giáo viên làm việc theo chế độ hợp đồng ở các trường dân lập và công lập sẽ được nhà nước hỗ trợ ngân sách để trả lương cho giáo viên theo ngạch bậc và tăng lương theo định kỳ. giáo dục mầm non ở các trường tư thục sẽ được nhà nước hỗ trợ để bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Bộ GD-ĐT cũng đang phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng thông tư quy định chế độ làm việc cho giáo viên mầm non và định mức biên chế giáo viên, nhân viên trong các cơ sở mầm non công lập, theo đó sẽ tính đến việc quy định giảm thời gian làm việc trên lớp của giáo viên (dự kiến còn 6 giờ/ngày) để họ có thời gian soạn giáo án, làm đồ dùng dạy học, nâng cao trình độ. Tăng định biên từ 2 giáo viên lên 2,5 giáo viên/lớp cho lớp 2 buổi/ngày để giảm cường độ lao động.


* Về lâu dài, muốn tăng thu nhập cho giáo viên, giải pháp vẫn là tăng học phí?
* Bài toán về lương đối với giáo viên là vấn đề rất quan trọng trong hệ thống chính sách giáo dục, trong đó học phí là một trong những nguồn quan trọng. Tuy nhiên, cần phải xem xét chính sách học phí cho phù hợp đối tượng, phù hợp với vùng, miền. Việc tính toán để có nguồn thực hiện lương cho giáo viên từ học phí cần có sự hỗ trợ của nhà nước cho các đối tượng học sinh là con nhà nghèo, chính sách xã hội, dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn... Bộ khuyến khích các địa phương thực hiện cơ chế học phí mới theo Nghị định số 49/2009/NĐ-CP. Tăng nguồn thu hợp pháp ở những nơi thuận lợi, cha mẹ trẻ có khả năng chi trả để thực hiện chế độ, chính sách cho giáo viên mầm non.


* Thứ trưởng nghĩ sao về vấn đề xã hội hóa trong trường học hiện nay, đặc biệt là sự đóng góp hỗ trợ của phụ huynh?

* Trong khi ngân sách nhà nước còn eo hẹp, chưa thể lo hết được thì sự chia sẻ của xã hội, của các nhà hảo tâm là rất cần thiết. Chúng ta hãy nghĩ đến công việc và đời sống của các giáo viên mầm non. Công việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ là rất vất vả, nhọc nhằn, nhiều giáo viên quên cả cuộc sống riêng tư, hết lòng vì công việc. Nhiều trường ở khu vực miền núi, miền Tây khi chúng tôi đến trông cảnh cô và trò rất thương. Cả trường chỉ có một nhà vệ sinh, trời mưa không thể cho trẻ đi vệ sinh bên ngoài được các cô giáo phải bỏ tiền mua bô cho các cháu đi vệ sinh, rồi lại đội mưa đi đổ bô.


Chỉ có tình yêu thương trẻ thì mới gắn bó được với công việc như các cô giáo mầm non hiện nay. Tôi cho rằng chung tay với nhà nước chăm lo cho giáo viên để các cô giáo yên tâm công tác và nuôi dạy trẻ tốt hơn là việc nên làm. Tuy nhiên, phải rõ ràng, minh bạch, phù hợp với hoàn cảnh của từng phụ huynh.


Theo SGGP

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:


guest

Lương và việc giảm tải cho giáo viên
Ngày gửi: 10/18/2011 10:01:21 PM

Theo tình hình hiện nay tôi thấy lương giáo viên của chúng tôi vẫn rất thấp như tôi làm và gắn bó với nghề đã 15 năm mà lương chỉ có 3.500000 ngàn thì làm sao sống nổi khi vật giá mỗi ngày một tăng. Đã vậy công việc lại không giảm tải mỗi ngày một tăng, đầu năm tới giờ khi thực hiện chương trình phổ cập cho trẻ 5 tuổi chúng tôi gặp rất nhiều vấn đề như phải soạn đi soạn lại giáo án cả chục lần chưa kể lại thêm phiếu quan sát trẻ hàng ngày, nhận xét sổ bé ngoan, thực hiện theo các chỉ số đánh giá trẻ 5 tuổi còn thêm việc tẩy rửa hàng ngày khi chưa có dịch bệnh tay chân miệng. Ban Giám hiệu thì lúc nào cũng có chiến tranh nhất là khi có đoàn về kiểm tra thì lại ra vẻ hòa nhã nhưng khi quay mặt đi lại xảy ra . Công việc cứ mỗi ngày như thế thì thực sự với tôi nếu tiếp tục làm nhiều như thế với kinh nghiệm lâu năm như tôi làm việc như vậy rất mệt mỏi và cũng muốn xin nghỉ ngay lập tức dù yêu trẻ nhưng mệt mỏi quá cũng chịu.


guest
bao giờ lương giao viên ở Thanh Hóa mới đủ sống
Ngày gửi: 10/21/2011 10:22:35 PM


lương của cô con được như vây. lương của tui cháu ở Thanh Hóa giờ vẫn còn nhận chỉ có 800.000đ ma mỗi cô một lớp 30 có lớp 37 cháu thử hỏi các cô giáo ở đây đã phải sống như thế nào.cháu mới vào nghề được 1 năm nhưng vẫn thấy thất vọng wa. ước gì ...........



guest

Bức xúc giáo viên mầm non, nỗi khổ mình giáo viên chịu
Ngày gửi: 10/23/2011 8:01:02 PM

Tôi cũng là giáo viên mầm non tiền lương của tôi thời điểm này 23/10/2011 là 830.000+ các khoản khác tổng lĩnh lương= 900.000 đ( chín trăm ngìn đồng) trừ các khoản ủng hộ, tù thiện,gây quỹ.. còn khoảng hơn 800.000. Tôi nghĩ không biết có đủ một mâm cỗ đãi bạn. Tôi vẫn yêu nghề..


guest
Chúng tôi yêu nghề mầm non hay là có duyên nợ với các cháu mầm non..
Ngày gửi: 10/23/2011 8:31:58 PM


Cám cảnh cho các cô giáo mầm non đã ngoại tứ tuần. Chăm sóc trẻ theo chương trình giáo dục mầm non. Các cô cập nhật và thực hiện đầy đủ dù có khó khăn về cơ sở vật chất, vẫn tìm tòi, nghiên cứu, đổi mới .. mà tiền lương có 800.000 đồng. Vậy mà các cô đã có tới 2-3 chục năm công tác đấy. Thương các cô giáo mầm non Tân Lạc- Tỉnh Hòa Bình mãi tới hôm nay 23/10/1011 vẫn chưa được hưởng lương theo bằng cấp trong khi tỉnh đã ra quyết định từ 1/1/2011. Các đồng nghiệp huyện khác trong tỉnh đã được hưởng rồi sao các cô mầm non Tân lạc vẫn chưa đươc?



guest

Tôi yêu nghề mẫu giáo dù lương thấp
Ngày gửi: 10/23/2011 8:57:54 PM

Tôi đã dạy học được 27 năm.Từ năm tôi 16 tuổi,trải qua bao thăng trầm với nhiều chế độ phụ cấp tuy không đáp ứng được đầy đủ nhu cầu thiết yếu của đời sống thường ngày nhưng ngoài giờ hành chính tham gia công tác xã hội(dạy học) trở về nhà là tôi lại tham gia lao động cùng với gia đình góp phần xây dựng kinh tế (nuôi lợn, nuôi trâu,bò ..tôi trụ đến bây giờ,nhiều bạn đồng nghiệp tự ti với nghề vì tiền ít riêng tôi rất hãnh diện bởi tôi yêu nghề chăm sóc dạy dõ trẻ.ngày nghỉ thứ bảy, chủ nhật là cô cháu đã thấy nhớ nhau rồi vì sáng thứ hai gặp lại cô cháu vui mừng,phấn khởi, hồ hởi mà.. THỦY CHUNG.


guest
Vào biên chế..khó khăn
Ngày gửi: 10/27/2011 8:05:25 PM


Công việc đã áp lực nhưng còn chưa phủ phàng bằng việc giáo viên mầm non thì thiếu nhưng khi nộp đơn ở những trường nhà nước thì lại phải lên phòng giáo dục. Phòng giáo dục yêu cầu phải có HK còn KT3 thì miễn đã vậy còn vặn vẹo ai chỉ lên tại sao xin vô tại sao không mở cửa thoáng hơn đi làm mà cũng cần phải quen biết thì mới được nhận ư? Giáo viên cũng đi làm chứ có phải là đi xin gì từ ai đâu mà phải khó khăn với người ta như vậy ai cũng muốn có chỗ làm ổn định nhưng dường như chính sách vẫn chưa đáp ứng được việc vô trường nhà nước và có 1 chỗ làm phù hợp năng lực dường như là một nỗi lo khi giáo viên mới ra trường.


Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Kiến nghị gỡ khó cho giáo dục mầm non (17/10)
 Kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non (14/10)
 Giáo dục mầm non: Khổ vì các khoản thu lỗi thời (13/10)
 Mầm non - lứa tuổi “vàng” cho phát triển trí tuệ bị lãng quên (12/10)
 Giáo viên mầm non trong hệ thống giáo dục: Vật vờ chờ... chính sách (11/10)
 Giáo viên mầm non trong hệ thống giáo dục: Lương đủ sống thì mới bám nghề (10/10)
 Giáo viên mầm non trong hệ thống giáo dục: Thành phố kém sức hút với giáo viên giỏi (7/10)
 Montessori – Phương Pháp Giáo Dục Hiệu Quả Nhất Cho Trẻ Em Việt Nam? (7/10)
 Giáo viên mầm non trong hệ thống giáo dục: Con đẻ hay con nuôi? Đau đáu gõ cửa "biên chế" (4/10)
 “Gian nan giữ chân giáo viên mầm non”:Mong được phụ huynh chia sẻ (6/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i