Cảm xúc mầm non
   Cô giáo mầm non - có như “mẹ hiền”?
 

Ám ảnh của con
Một mẹ ở Hà Nội lo lắng về cậu con trai mới 2, 5 tuổi, cầu cứu trên diễn đàn: "Từ khi đi học ở trường mầm non, con trai tôi cứ thấy ai giơ tay lên là vội đưa cả hai tay lên che đầu che mặt. Người lớn tron gia đình, tuyệt đối không ai tát cháu bao giờ. Ông bà, bố mẹ thấy cháu có hư chỉ tét nhẹ vào mông thôi. Tôi đã đi hỏi và biết được rằng trẻ con có kiểu tự vệ như vậy khi bị tát nhiều lần? Tôi rất nghi ngờ ở lớp cháu có hay bị các cô giáo tát".

Dù sao đó cũng chỉ mới là nghi ngờ ban đầu của người mẹ đó và chưa thực sự khẳng định được có đúng là cô giáo đã tát con hay không. Nhưng không ít các mẹ đã chia sẻ về "nỗi ám ảnh" của con sau khi đi mẫu giáo.

"Bé đầu lòng nhà mình lúc đó đang học lớp 4 tuổi. Một hôm khi ăn cơm tối, tôi thấy cháu cầm thìa bằng tay trái, bèn hỏi: "Sao con không cầm thìa bằng tay phải". Cháu rơm rớm nước mắt bảo là: "Tay con đau. Cô giáo cắt móng tay". Tôi cầm tay lên thì thấy các ngón tay bị cắt móng quá nhiều, đầu ngón tay con đỏ rực. Lúc đó, tôi giận sôi lên vì các cô cắt móng tay cho cháu sơ ý quá.

Xót con quá, hôm sau đến lớp, tôi nhỏ nhẹ góp ý với cô. Tôi nghĩ rằng cô sẽ xin lỗi và thế là mọi chuyện cho qua. Thế mà cô thản nhiên trả lời: "Cô cắt đấy. Cắt tịt móng tay đi cho khỏi cấu bạn". Tôi choáng quá và không nói được câu gì. Câu đầu tiên gọi điện cho ông xã: "Em muốn chuyển trường cho con".

Một bé gái 5 tuổi ở Hà Nội, sau khi đi học ở trường mẫu giáo về nhà, ngày nào cũng khóc và bảo: "Cô giáo cứ ép con ăn món này, con không thích. Cô đét đít con". Rồi một hôm đi học về, bé khóc lâu hơn thường ngày và đòi mẹ cho ở nhà: "Mẹ ơi, hôm nay cô giáo bắt con đứng trước lớp và hứa với các bạn rằng: "Lần sau đi học sẽ không khóc nữa. Nếu không sẽ bị cô giáo đuổi ra khỏi lớp và cho đi gắp cứt chó. Cô còn bảo các bạn ê con và nói là "đi gắp cứt chó".

Mẹ của bé gái đó đã gặp cô hiệu trưởng để phản ánh việc này và cô giáo lớp bé bị cảnh cáo. Nhưng bé gái đã biết xấu hổ và thấy mỗi lần đi lớp như một cực hình. Đến lớp, bé cúi gằm mặt xuống, không chơi đùa với các bạn mà tha thẩn một mình.

Khi bé đến trường, bé chỉ có chỗ dựa là cô giáo

Một người mẹ khác thấy con chậm nói, đã cho con đi mẫu giáo sớm, hy vọng ở đó có môi trường cho con tập nói. Nhưng đi học về, bé bắt chước cô, cầm tờ báo cuốn lại, đánh vào lưng người lớn ở nhà. Miệng bé chỉ liên tục nói từ: "Mày... mày...". Trong khi ở nhà bé, không một ai nói từ đó cả. Tính bé còn trở nên rất nóng nảy.

Có bé về nhà buột miệng nói với mẹ: "Sáng nay, con hư. Cô giáo nhốt vào tủ cả buổi. Đến giờ ăn trưa mới mở cho ra". Nói xong, bé còn dặn mẹ cấm không được nói cho ai biết vì sợ cô giáo biết.

Nỗi lòng của mẹ
Những thầy cô giáo, đặc biệt là các cô giáo mầm non luôn là tấm gương của các bé. Một điều dễ nhận thấy rằng các bé đi lớp về lúc nào sợ và nghe lời cô giáo. Một câu cô giáo con bảo thế này, hai câu cô giáo con bảo thế kia. Các cô giáo thực sự có ảnh hưởng rất lớn đến các bé.

Những cô giáo mầm non, tố chất quan trọng nhất là cần phải biết yêu thương con trẻ, dạy dỗ bé điều hay lẽ phải, ân cần quan tâm đến các bé. Thế nhưng hiện nay xuất hiện không ít các cô giáo mầm non có hành động "trừng phạt" các bé một cách "quá mức", nếu không coi đó là sự vô lương tâm.

Điều đáng sợ hơn, những hành động đó sẽ có ảnh hưởng không tốt đến tâm sinh lý của bé. Đã có rất nhiều trường hợp làm đau lòng các bậc cha mẹ. Một mẹ trên diễn đàn đã tâm sự: "Vì cô giáo và nhiều lý do khác, con của mẹ đã phải chuyển trường liên tục. Cháu bị ảnh hưởng tâm lý tới mức mắc bệnh trầm cảm".

Có rất nhiều mẹ xếp hàng từ 5-6 giờ sáng để mua được bộ hồ sơ cho con đi học ở trường mẫu giáo điểm. Con đi học về, đêm toàn mê sảng, khóc lóc, có lúc thì ngồi hẳn dậy nói: "Con xin lỗi cô, lần sau con không thế nữa". Lúc lại hoảng hốt ngồi dậy xin đi giải vì sợ tè dầm.

Các mẹ cho con đi học và mong muốn con có một môi trường học tập tốt. Các cô giáo có quyền dạy dỗ các cháu một cách nghiêm khắc nhưng không có quyền bạo hành với trẻ nhỏ. Bé đi học mẫu giáo, như một cây non cần được chăm sóc, uốn nắn. Các cô giáo mầm non góp phần rất quan trọng trong việc vun xới cây trưởng thành.

Cô giáo mầm non góp phần rất quan trọng trong việc dạy dỗ bé

Một mẹ ở Hà Nội đã tiết lộ "kinh nghiệm" cho các mẹ có con đi mẫu giáo: "Con đi mẫu giáo, mẹ phải nhờ riêng cô chăm sóc thật kỹ. Tất nhiên là không phải nhờ vả "không" được. Điều này mình được một cô giáo quen dạy trong trường bày cho. Bé nhà mình mới đi học được một tháng. Mình quan tâm các cô chu đáo hơn bình thường nên cũng yên tâm phần nào. Các mẹ muốn yên tâm hẳn cho con vào các hẳn các trường mầm non như Dream House hay O'hana... Nhưng học phí quá cao, không chịu được "nhiệt"".

Để tìm được cô giáo thực sự yêu thương các bé như con của mình quả là một "hành trình gian nan". Mong sao các cô giáo mầm non thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của tất cả các người mẹ. Bởi các cô cũng đã, đang hoặc sắp làm mẹ.

Theo afamily

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:


guest

Xin các bậc phụ huynh cứ yên tâm
Ngày gửi: 1/21/2010 11:00:07 AM

Tôi cũng là một GVMN tới nay đã 24 năm ở một trường nằm ven đô, tuy bây giờ đã lên quận nhưng đời sống của phụ huynh còn khó khăn. Mặc dù vậy chúng tôi không bao giờ có những hành động ấy và tất cả các HS lớp tôi đều gọi tôi bằng mẹ, xin các phụ huynh cứ yên tâm.


guest
Mong các phụ huynh hiểu và thông cảm với cô
Ngày gửi: 1/21/2010 12:54:10 PM


Để tìm được cô giáo thực sự yêu thương các bé như con của mình quả là một "hành trình gian nan". Mong sao các cô giáo mầm non thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của tất cả các người mẹ. Bởi các cô cũng đã, đang hoặc sắp làm mẹ=> Cô giáo cũng mong các phụ huynh thấu hiểu và thông cảm với cô hơn để có thể nuôi dạy các con tốt hơn các mẹ nhé:):X



Graphic

Người mẹ
Ngày gửi: 1/21/2010 1:01:29 PM

Ai cũng mong cô giáo như mẹ của các con.

Vâng chúng tôi sẽ cố gằng hết sức mình để các bé cảm thấy yêu trường yêu lớp hơn. Nhưng để "như mẹ" thì rất khó.
Mẹ ở nhà có một hay hai con. Còn "mẹ" ở lớp phải có đến 50 con thậm chí nhiều hơn.
Mẹ ở nhà cưng chiều thoải mái. "Mẹ" ở lớp không thể cưng nựng yêu chiều hết mực như ở nhà được vì nếu trẻ không biết vâng lời, không có nề nếp "mẹ ở lớp" không thể dạy con học được, các con sẽ phá tan tành lớp học, sẽ xô đẩy nhau, la hét, ngã, bỏ ăn v.v... và "mẹ" sẽ phải "bó tay chấm com".
Tuy nhiên cũng giống mẹ ở nhà, "mẹ" ở lớp có mẹ hiền dịu, có mẹ khá nghiêm khắc, thậm chí có mẹ hơi... dữ.
Mỗi con một tính, một hoàn cảnh khác nhau. Các cô phải biết từng tính cách hoàn cảnh đó mà lựa chiều đưa bé vào nề nếp. Điều này đúng là một "hành trình gian nan" như tác giả bài báo đã viết.

Làm mẹ thế này thật khó lắm thay!



guest
Cũng có thể đúng mà cũng có thể sai
Ngày gửi: 1/21/2010 7:45:12 PM


Mình là một GVMN, khi còn học ở trường mình cũng rất bức xúc trước những cảnh hành hạ trẻ con. Giờ ta trường đi làm, cũng là 1 GVCN lớp, mình mong những đứa trẻ mình dạy sẽ ngoan, sẽ trưởng thành hơn. Nhưng có một sự thật, dù có cố gắng đến đâu thì đôi lúc mình cũng nổi nóng. Tuy nhiên chỉ rầy chúng, nói cho chúng nghe điều chúng làm là sai... Tuy nhiên không phải ai cũng có ý nghĩ và hành động giống mình...Chỉ mong PH thông cảm vì không ai nhẫn tâm với trẻ- là những đứa con tinh thần của mình mà không có lý do. Điều đó dũng gây không ít khó khăn khi ở trường, GV phải chăm sóc quá nhiều trẻ, quá nhiều áp lức,... Hậu quả là những hành động không ai muốn...



denui_111991

Các bậc phụ huynh nên thông cảm với các cô
Ngày gửi: 1/21/2010 8:20:38 PM

Khi đã chọn nghành gì đó thì mình phải thích nó và yêu nó. Nghành Mầm Non cũng vậy thôi, ai thực sự yêu trẻ con và muốn dậy dỗ nó nên người trở thành người có ích cho xã hội thì mới làm nghề này được. Nếu không yêu nghề thì làm sao chấp nhận làm gần 11 tiếng đồng hồ 1 ngày trong khi đồng lương ít ỏi và thực sự là không có thời gian dỗi.
1 lớp có đến 50 cháu, mỗi cháu 1 tính cô không thể chiều hết con này đến con khác, cô mầm non phải "rắn" hơn mẹ ở nhà thì con mới thấy được là mẹ khá nghiêm khắc để không vi phạm nhiều, để mẹ không phải nhắc nhở nhiều.
Gia đình quan trọng hơn cả, mới đi học con nào cũng sợ đi học vì đi vào 1 môi trường hoàn toàn xa lạ gia đình phải động viên con như thế nào đấy...cô cũng chỉ giáo dục được các con 1 phần thôi. Gia đình nên tin tưởng các cô đừng mất niềm tin vào các cô như vậy. Nên góp ý thẳng thắn với cô giáo nếu mình không hài lòng với cách cư xử của cô để cô rút kinh nghiệm. Nhà trường rất bình đẳng với phụ huynh và với các cô. Cô nào phụ huynh phản ánh nhiều thì nhà trường sẵn sàng xem xét và dưa ra hình thức kỷ luật.
Gia đình nên tin tưởng các cô. Các con ngày một tiến bộ các cô rất vui và có thêm nhiều niềm tin trong nghề giáo.



guest
Đừng đổ thêm dầu vào lửa
Ngày gửi: 1/27/2010 4:52:04 PM


Đúng là những chuyện không hay như trên rất có thể là sự thật. Tuy vậy, người làm cha làm mẹ không nên tỏ thái độ không hay về cô giáo của con mình trước mặt con. Thường thì khi nghe con kể điều không hay của cô giáo cư xử với con ở lớp cha mẹ thường tỏ sức tức giận ngay trước mặt trẻ, rồi đem chuyện ra bàn tán, chỉ trích với người khác về cô giáo ngay trước mặt con mình. Vô tình cha mẹ đã làm tăng thêm sự ảnh hưởng xấu của vấn đề đó đến trẻ.
Đúng là cô giáo sai nhưng phải giải quyết sao cho tốt? Sao để giúp trẻ cảm thấy yên tâm hơn, đỡ bị tổn thương hơn. Đừng làm kiểu đổ thêm dầu vào lửa.




guest

Nhân vô thập toàn
Ngày gửi: 1/28/2010 9:43:04 PM

Cuộc sống vốn của nó đã phức tạp rồi vậy mà vẫn có nhiều người làm cho no phức tạp hơn. Mình cũng là 1 GVNM và cũng chỉ mới vào nghề được 2 năm thôi nhưng mình thấy có nhiều phụ huynh thực sự ko muốn hiểu và ko bao giờ muốn hiểu cho cô giáo. Họ cho rằng tất cả những tổn thương về tinh thần hay thể xác của trẻ đều là do lỗi cuả các cô. Họ chưa bao giờ nghĩ rằng họ cũng có một phần trách nhiệm ở trong đó. Nếu như một đứa trẻ chỉ tới lớp học hành về nhà ko cần sự giúp đỡ của bố mẹ sự chăm sóc dạy dỗ của bố mẹ mà nó trở thành một người tốt à có ích cho xã hội. Như vậy vai trò của bố mẹ sẽ như thế nào đây???????????? Ở nhà một mẹ một con còn vất vả. Thế mà cô ở đây một mẹ mà hàng chục con thì sẽ ra sao????
Hãy dù chỉ một lần làm cô giáo mầm non xem sao?



guest
Làm GVMN? không dễ đâu.
Ngày gửi: 1/30/2010 12:15:12 AM


Có hôm nào rảnh rỗi, phụ huynh hãy đến lớp làm GVMN thử một buổi xem sao, anh chị sẽ thấy những điều hằng ngày mà GV phải chịu đựng, không phải tôi muốn bênh vực cho hành động không hay của giáo viên nhưng chỉ mong phụ huynh hãy hiểu và cùng với giáo viên tìm cách nuôi dạy cho phù hợp với hoàn cảnh và tâm lý của cháu. Phụ huynh là người hiểu con mình hơn ai hết thì nên kết hợp với nhà trường tìm cách giáo dục cháu cho tốt hơn chứ đừng khoáng hết việc dạy dỗ cho GV ở lớp.



guest

Hãy tìm về câu nói ngày xưa
Ngày gửi: 2/19/2010 9:26:13 PM

Mình là một GVMN rất yêu nghề, mình có một nhận xét như sau. Có trẻ nào mà được bố mẹ cưng với cô giáo có những quan điểm dạy trẻ thì trẻ đó rất ngoan và dễ bảo. Còn trẻ nào được cưng chiều chẳng biết làm gì hay phá phách cô giáo rất bức xúc. Nếu nặng lời với trẻ thì phụ huynh không thích hoặc nghĩ xấu về cô giáo, còn cứ để trẻ như vậy thì cô giáo không thể dạy gì được. Ngày xưa các cụ nói "yêu thì cho roi cho vọt, ghét thì cho ngọt cho bùi" mình thấy rất đúng. Xin các bậc phụ huynh hãy dạy con mình tìm về câu nói ngày xưa.


guest
Ngịch lý
Ngày gửi: 2/19/2010 9:33:23 PM


Tôi đã có 13 năm trong nghề GVMN dạy ở vùng quê Hưng Yên, tôi thấy dạy những trẻ gia đình khó khăn, trẻ rất chăm chỉ và nghe lời cô giáo. Còn những trẻ gia đình khá giả thì lười biếng không biết làm nhưng công việc tự phục vụ, thậm chí còn không biết xúc cơm mặc dù đã lên 4 tuổi. Trong khi đó trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ cô đã dạy xúc cơm và trẻ đã làm được như vậy một nghịch lý luôn xảy ra mà bố mẹ không hề tìm hiểu.


Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Nói với con về Tết (18/1)
 Con cảm ơn. (15/1)
 10 quy tắc "bỏ túi" cho một người cha tốt (13/1)
 Cuối tuần, chia thêm cho bố một miếng ôm nữa nhé! (11/1)
 "Lì xì" là gì hả bố? (8/1)
 Cám ơn con... (7/1)
 Mẹ stress vì con lên 3 (4/1)
 Con gái "quậy" (31/12)
 Bài văn đặc biệt đến rơi nước mắt (29/12)
 Điểm 2 và đôi bàn chân ngọ ngoạy đến tội (23/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i