Cảm xúc mầm non
   Thời đại nào cũng cần
 

Con gái mẹ hay cằn nhằn tại sao mẹ cứ bắt con phải học may vá, bếp núc! Con bảo chuyện công dung ngôn hạnh giờ đã lỗi thời rồi. Giờ người ta mặc hàng hiệu, ăn cơm tiệm, dự tiệc nhà hàng thì học may vá, bếp núc để làm gì?

Con nói thế mới lạ! Mặc hàng hiệu, khỏi phải may thì mẹ đồng ý nhưng chẳng lẽ mỗi lần quần áo chồng/con của con đứt nút, sứt khuy lại mang sang nhờ cô thợ may hàng xóm à? Con nên nhớ, những chuyện nhỏ nhặt ấy thể hiện tình thương yêu và sự quan tâm chăm sóc của người phụ nữ đối với gia đình. Nó để lại một dấu ấn, một tình cảm sâu sắc cho chồng/con.

Con nhờ (hoặc mướn) cô thợ may hàng xóm. Chồng/con của con cũng nhờ cô thợ may hàng xóm; thế thì con sẽ là người thừa. Hình ảnh của con trong mắt chồng/con dần dần cũng được thế bằng hình ảnh thân yêu của... cô hàng xóm! Đó là hệ quả tất yếu mà con phải thấy trước.

Còn chuyện tập tành bếp núc? Đúng là bây giờ nếp sống công nghiệp và kinh tế khá giả, người ta thường ăn cơm tiệm, nhà hàng. Nhưng cũng là thỉnh thoảng thôi chứ đâu phải luôn luôn hả con? Chính những bữa cơm gia đình tạo sự gắn bó, thể hiện tình yêu cho nhau mà người vợ, người mẹ đóng vai trò nòng cốt.

Con bảo là con sẽ mướn Ôsin nấu nướng, may vá à? Ôsin chỉ giúp đỡ con chứ không thể thay con đóng vai trò làm vợ và làm mẹ! Chồng/con của con sẽ tự hào có người vợ, người mẹ khéo tay, nấu ăn ngon, nhất là những khi có khách. Và khi nấu nướng là con đã gửi cái tình vào trong đó. Con không chỉ nấu cơm nấu canh mà là nấu chất keo gắn kết con với chồng, với con cái, với gia đình.

Hồi mới cưới, cha mẹ sống chung với ông bà nội. Mỗi lần ăn món gì ngon, cha thường hỏi mẹ một cách sung sướng: "Em nấu đó hả? Anh không ngờ em khéo quá". Cha cũng thường hỏi bà nội: "Mẹ coi vợ con nấu ăn có ngon bằng mẹ không?". Bà nội thường mắng yêu: "Vợ thằng Thanh coi đó! Thằng Thanh nó muốn hỏi vợ con nấu ăn có ngon hơn mẹ hôn lại còn bày đặt khiêm nhượng. Mồ tổ mày!".

Nhờ vậy mà bữa ăn nào cũng tràn ngập yêu thương...

Mẹ nghĩ thời đại nào phụ nữ cũng cần công dung ngôn hạnh. Có điều mỗi thời thay đổi đôi chút. Bây giờ có ai bắt con phải thủ tiết thờ chồng, có ai bắt con phải phu xướng phụ tùy đâu, nhưng chuyện may vá bếp núc không những là nghĩa vụ, mà còn là niềm vui của phụ nữ đối với gia đình, thời đại nào mà không cần?

Nguyễn Thị Mai (GV trường Hồng Bàng - Q 5)
Theo PNO

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 "Xin đừng nặng lời với các cô giáo mầm non!" (2/12)
 Dạy con học chữ (30/11)
 Kinh nghiệm đánh thức bé dậy sớm khi trời lạnh (27/11)
 7 lý do để sinh con gái (25/11)
 Lời tía dặn con trai trước ngày vào lớp 1 (23/11)
 20/11: Vì sao mẹ chọn phong bì tặng cô? (20/11)
 Bé dùng nước mắt làm vũ khí (19/11)
 Mẹ đẹp là nhờ có con (16/11)
 Giữ trẻ ở Mỹ (*) (12/11)
 Quý trọng chính mình (9/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i