Đồ dùng, thời trang
   “Tự vệ” khi mua hàng thực phẩm
 

Người tiêu dùng đang có nhiều cơ hội lựa chọn khi thị trường hàng thực phẩm ngày càng trở nên phong phú về chủng loại và số lượng các mặt hàng. Nhưng bên cạnh đó, nhiều người lại đang bất an với chất lượng hàng thực phẩm - những mặt hàng mà họ phải mua sắm, tiêu dùng hằng ngày.



Tình trạng bán thực phẩm chất lượng kém, quá đát, hư hỏng, không rõ nguồn gốc xuất xứ... vẫn tồn tại ở các chợ, cửa hàng bán lẻ và ngay cả những siêu thị nhỏ.

Thực phẩm "chợ chiều"

Cô Phạm Thị Diện, P.Bình An, Q.2, TP.HCM, cho biết vừa là nạn nhân của tình trạng thực phẩm kém chất lượng nhưng nhà phân phối vẫn cố tình đánh

Trách nhiệm của nhà sản xuất

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh siêu thị, trung tâm thương mại mọc lên ngày càng nhiều, để cạnh tranh và giữ chân khách hàng, các chợ truyền thống và cửa hàng nhỏ lẻ phải bán những hàng hóa đảm bảo về chất lượng. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, hàng hóa chất lượng kém không phải chỉ là lỗi của nhà phân phối, hay người bán hàng gian dối mà còn do nhà sản xuất đã sai sót trong quy trình sản xuất, nguyên liệu làm hàng không tốt, không đảm bảo vệ sinh...

Khi đã mất tiền vì những hàng hóa như vậy, chắc chắn người tiêu dùng sẽ nói không với sản phẩm của nhà sản xuất đó mà tìm mua hàng của một thương hiệu khác. Vì thế, giữ chân người mua không chỉ là nhiệm vụ của người bán hàng mà trách nhiệm này còn thuộc về các nhà sản xuất.

lừa người tiêu dùng. Cô Diện kể mới đây khi mua 2kg thịt bò đóng trong hộp xốp tại một siêu thị nhỏ, nhãn mác trên hộp cho thấy đây là thịt mới đóng hộp vào buổi sáng cùng ngày. Tuy nhiên, khi chế biến, phía dưới của miếng thịt (phần bị vỏ hộp che khuất) lại có màu xanh. Cắt ra bên trong có đến 1/3 lượng thịt có màu xanh. "Thời buổi khó khăn, bỏ ra gần 300.000 đồng mua về mà đành vứt bỏ, bởi nhìn miếng thịt như vậy chắc chắn không ai đủ can đảm ăn" - cô Diện bức xúc. Nhiều người bán hàng cho rằng đây là trường hợp mà nhà phân phối đã biết rõ chất lượng thịt không đảm bảo nhưng vẫn cố đóng hộp bán, đẩy phần thiệt về người tiêu dùng.

Cũng mua phải thực phẩm "chợ chiều", chị Nguyễn Minh Anh, đường Huỳnh Tấn Phát, Q.7, kể: cách đây ít bữa khi đi mua đồ dùng trong nhà, chị mua một vỉ mười quả trứng, 1kg giò lụa, hai hộp rau củ quả đã sơ chế sẵn và một số thức ăn đóng hộp tại một cửa hàng thực phẩm gần nhà. Về nhà mở ra thì một nửa số đồ đã hư hỏng. Trứng khi đập ra bị rữa, bốc mùi. Giò lụa bị mốc và phần bên ngoài nát nhũn... Quá bực mình, chị Anh đem trả lại nhưng người bán hàng nhất quyết không chịu nhận, cuối cùng đành bỏ thùng rác số thức ăn mua hơn 100.000 đồng.

Không những thực phẩm dỏm mà nhiều cơ sở kinh doanh còn nhập nhèm xuất xứ. Một cán bộ Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM cho biết dịp tết vừa qua, đội quản lý thị trường Q.7 đã phát hiện hơn 4 tấn nho Trung Quốc bị cơ sở kinh doanh đóng gói và dán nhãn xuất xứ Việt Nam.

Theo ông, để ngăn chặn hàng thực phẩm dỏm, vi phạm quy định về xuất xứ, hạn sử dụng... bán trên thị trường, thời gian qua ngành này đã nỗ lực kiểm tra, phát hiện và bắt giữ phần chìm bên trong là các kho chứa hàng. Nhờ đó tình hình đã sáng sủa hơn. Tuy vậy, nhiều người tiêu dùng cho biết họ đã nhiều lần trở thành nạn nhân của hàng dỏm khi mua phải sữa hết đát, bánh mì còn hạn sử dụng nhưng đã lên mốc xanh đỏ, thực phẩm đóng hộp bị hư hỏng...

Tự vệ cách nào?

Thực tế cho thấy khi mua các mặt hàng thực phẩm như giò chả, trứng gà vịt... người tiêu dùng không thể kiểm tra ngay được có bị hư hỏng hay không. Hoặc khi mua thực phẩm ở các chợ bán lẻ, họ cũng chỉ có những thông tin về xuất xứ hàng hóa, nơi sản xuất, thời hạn sử dụng... một cách đơn thuần qua người bán hàng mà rất ít cơ sở để kiểm tra độ xác thực. Trong khi đó, phần lớn người tiêu dùng khi mua phải thực phẩm dỏm, có tâm lý ngại kiện cáo với người bán hàng, nhà sản xuất. Nguyên nhân đơn giản là vì những mặt hàng thực phẩm khi đã mở ra dùng rồi, ví dụ như sữa, các loại thực phẩm đóng hộp... thì khó có cơ sở để xác minh thực hư về sản phẩm đó.

Vì thế, để tránh mất tiền oan, nhiều người có kinh nghiệm mua sắm cho rằng nên tự vệ bằng cách tập thói quen đi mua sắm những mặt hàng thuộc diện "nhạy cảm" nói trên tại các địa chỉ uy tín. Nhiều bà nội trợ cho biết để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, họ chỉ tin tưởng hàng hóa trong siêu thị.

Tương tự, ông Lê Xuân Đài, phó chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM, khuyên người tiêu dùng nên mua hàng trong siêu thị. Theo ông Đài, các loại thực phẩm dỏm, không an toàn chủ yếu có ở các chợ cóc, cửa hàng nhỏ lẻ... Trong khi đó có đến 99% hàng hóa trong các siêu thị là hàng đàng hoàng, của những thương hiệu lớn, nhà sản xuất có uy tín.

Đồng tình với cách tự vệ nói trên, nhiều người cho rằng khi bán hàng, các nhà phân phối uy tín sẽ phải có trách nhiệm hơn đối với hàng hóa mình bán ra, đồng thời quy trình kiểm tra chất lượng hàng hóa cũng công phu hơn. Bà Bùi Hạnh Thu, phó tổng giám đốc Saigon Co.op, cho biết các loại rau củ quả của hệ thống Co.op Mart đều được đặt hàng nhà sản xuất.

Để trở thành nhà cung cấp cho Co.op Mart, đơn vị sản xuất phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về chất lượng, quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Siêu thị kiểm tra chặt chẽ vấn đề chất lượng hàng khi nhập vào. Ngoài việc đảm bảo chất lượng hàng thực phẩm ngay từ khâu sản xuất, hàng hóa tại siêu thị còn có chế độ bảo quản tốt hơn, tránh tình trạng hàng vẫn còn hạn sử dụng nhưng đã bị hư hỏng do bảo quản không đúng quy cách.

Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa khi đi mua hàng, người tiêu dùng có thể tin tưởng tuyệt đối vào siêu thị. Bởi trong nhiều trường hợp, "tai nạn" vẫn xảy ra ngay cả khi người tiêu dùng mua hàng tại những nhà phân phối có uy tín. Vì thế, cả khi mua hàng tại siêu thị, người tiêu dùng vẫn cần phải xem xét kỹ các thông số được đưa ra trên nhãn mác, bao bì sản phẩm.

Theo TTO

 

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Tạo hứng thú cho trẻ khi ăn bằng đũa (6/2)
 Vòng đeo tay tránh muỗi cho bé (4/2)
 Chăn điện: xài sai cách, rước hoạ vô nhà (3/2)
 Khi đồ gia dụng gặp sự cố (21/1)
 Cuối năm hàng giả, hàng lậu hoành hành (20/1)
 Vệ sinh trong sản xuất thực phẩm Tết – đáng báo động! (19/1)
 Đảm đang ngày tết với đồ dùng bếp tiện lợi (17/1)
 Cẩn trọng khi lựa chọn thực phẩm ngày Tết (16/1)
 Cách chọn mua hàng ngày Tết (15/1)
 Tiêu chí chọn đồ chơi an toàn cho bé (15/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i