Kỷ luật tích cực với con cái
   Chương XV: Lựa chọn (và chung sống cùng) những cơ sở chăm sóc – giáo dục trẻ Mầm Non
 

Lựa chọn (và sống với) trung tâm chăm sóc trẻ em

Jim có 2 con. Đứa lớn 4 tuổi và đứa nhỏ 18 tháng tuổi. Cuộc hôn nhân của anh vừa mới kết thúc trong ly dị; anh một mình trông nom 2 đứa trẻ và anh cũng không thể bỏ công việc đang giúp anh nuôi sống cả gia đình.

Bethany là giám đốc của một trung tâm nghiên cứu, nơi cô đã đi được một nửa dự án kéo dài 10 năm. Nếu như nghiên cứu của cô tạo ra được những kết quả như cô mong muốn, thì nó có thể cung cấp cách chữa trị một loại bệnh ung thư mà người ta đang cho rằng không có hi vọng. Bethany vừa bước sang tuổi 34; cô và chồng mình đã quyết định rằng họ không còn có thể trì hoãn việc bắt đầu cuộc sống gia đình riêng của chính họ. Bethany biết rằng tiếp tục cuộc nghiên cứu và có một đứa con, đông nghĩa với việc hoặc là nghỉ việc ở nhà chăm sóc con, hoặc là mượn một vú em.

Cô con gái 3 tuổi của Lani là Mitra đang cảm thấy cô đơn, và muốn có những người bạn cùng chơi, nhưng chẳng có một đứa trẻ nào khác ở gần nhà. Lani cũng không muốn con gái xem ti-vi cả ngày. Một trường mẫu giáo vừa mở cửa ở khu phố bên, nhưng Lani không chắc rằng liệu đó có phải là điều tốt nhất cho Mitra, và cô còn lo lắng rằng việc cho con đi nhà trẻ trong khi cô ở nhà sẽ làm cô giống như là một người mẹ thờ ơ.

Keiko là một người mẹ hết mực vì con, đến nỗi mà cô đã không rời khỏi đứa con đầu tiên của mình cho đến khi cậu bé được 6 tháng tuổi. Sau đó cô để con cho một người trông trẻ chỉ trong khoảng 2 tiếng, và gọi điện 3 lần để chắc chắn mọi việc đều ổn. Đứa bé gần như là đã chỉ ngủ trong toàn bộ khoảng thời gian đó, nhưng cô vẫn cảm thấy không thoải mái khi rời xa khỏi con.

Linda và Miguel có 2 đứa con, cả 2 đứa bé đều dưới 5 tuổi. Miguel là một người lính cứu hỏa, và cứ 2 tháng lại phải thay đổi lịch trình một lần, điều này làm cho họ không thể dự đoán được khi nào anh sẽ về nhà để chăm sóc con. Tài chính thì eo hẹp, mà công việc của Miguel thì khiến họ không tìm ra được cách khả thi nào để Linda có thể đi làm, tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Trung tâm chăm sóc trẻ, một điều thiết yếu thời hiện đại

Nếu bạn đang là cha mẹ của một đứa trẻ ở độ tuổi mẫu giáo, thì chắc chắn bạn đã nghe tới cuộc tranh cãi đang nổi lên xoay quanh chủ đề trung tâm chăm sóc trẻ. Có những người thì cho rằng trẻ con luôn luôn nên ở nhà với bố mẹ trong suốt những năm đầu đời, và những người khác lại cho rằng những đứa trẻ luôn luôn được hưởng lợi khi ở trường học hay trung tâm chăm sóc trẻ.

Chúng tôi tin rằng bố mẹ của một đứa trẻ là những người phù hợp nhất để đưa ra quyết định liệu họ nên ở nhà với con hay đi làm, liệu có nên để con ở trung tâm chăm sóc trẻ, hay liệu có nên đăng ký học cho con ở trường mẫu giáo. Đối với nhiều gia đình, việc chăm sóc con là một thực tế của cuộc sống; không có khả năng về tài chính, thì liệu cha mẹ có muốn ở nhà với con cả ngày hay không. Để con cho một người khác chăm sóc có thể gây đau lòng cho cha mẹ. Ít nhất, hầu hết các bậc cha mẹ thường phải đấu vật với mặc cảm tội lỗi và nghi ngờ rằng: "Tôi có phải là một người cha mẹ thờ ơ nếu tôi không ở nhà với con không?" "Tôi không có lựa chọn nào - Tôi phải đi làm - nhưng con tôi có bị tổn thương không?"

Một điều có thể giúp được bạn là những nghiên cứu của trường đại học danh tiếng đã chỉ ra rằng (mặc dù nhiều nhóm chính trị không thích những kết quả đạt được) trẻ con rất ngoan khi được gửi trong một trung tâm chăm sóc trẻ có chất lượng (Mạng lưới nghiên cứu về chăm sóc trẻ em ban đầu NICHD, "Những đặc điểm của chăm sóc trẻ em dưới 7 tuổi: những yếu tố giúp chăm sóc trẻ em tích cực," Nghiên cứu chăm sóc trẻ em ban đầu xuất bản theo quý số 11, 1996, 267 - 306). Một sự xem xét lại những nghiên cứu giáo dục ban đầu cho trẻ đã xác định rằng trẻ em tham gia vào các trung tâm chăm sóc trẻ có chất lượng thực sự có thể giúp tăng thái độ tích cực của trẻ với trường học, giúp phát triển việc rèn luyện sức khỏe mà vẫn duy trì được trong thời trưởng thành, và thậm chí phát triển được những kỹ năng dạy dỗ con cái của những bậc phụ huynh có con đi học. Những nghiên cứu này và cả những nghiên cứu khác về chăm sóc trẻ đã phát hiện ra rằng những yếu tố gia đình có tác động xấu nhiều hơn so với trung tâm chăm sóc trẻ (ngoại trừ khi trẻ được gửi ở trung tâm chăm sóc trẻ có chất lượng kém).



Trung tâm chăm sóc trẻ ngày nay thường thay thế gia đình mở rộng có những người dì, chú, bác, ông bà, và những anh chị em họ mà những thế hệ trước đã lớn lên cùng. Ngày nay có lẽ không còn có một người chị, hay một người anh chị em họ nào để đem ra những so sánh khi bé Belinda giựt tóc của một người hàng xóm, hay là Jeff thức dậy với một cơn sốt vào nửa đêm. Những bậc cha mẹ cần những người lớn khác như là hệ thống trợ giúp cho chính họ khi nuôi con. Trung tâm chăm sóc trẻ ngày nay có thể được coi như là một nguồn trợ giúp của cha mẹ. Đó là một nơi để gặp gỡ những bậc cha mẹ khác, chia sẻ những mối lo, và học hỏi từ một người khác.

Kiến thức này có thể giúp bạn cảm thấy tự tin về quyết định của mình để tìm một trung tâm chăm sóc trẻ có chất lượng, liệu bạn cần trung tâm chăm sóc trẻ cho một buổi tối ra ngoài, một dịp đặc biệt, hay là cho công việc cả ngày. Quan trọng để lưu ý với bạn rằng trẻ con tiếp nhận nguồn năng lượng về thái độ của bạn và phản ứng lại. Nếu bạn cảm thấy sợ hãi, thì con bạn cũng sẽ cảm nhận như vậy. Nếu bạn cảm thấy tội lỗi, thì con bạn sẽ cảm nhận được một cơ hội để sử dụng mánh khóe. Thật mỉa mai, nhưng đối với cả những cha mẹ đi làm lẫn cha mẹ ở nhà chăm sóc con, dường như đều cảm thấy có chút tội lỗi và hối tiếc về quyết định của mình, bất kể điều đó là gì. Tội lỗi hiếm khi làm cho ai đó thấy có điều gì tốt đẹp. Điều cốt yếu là bạn phải đưa ra được quyết định tốt nhất có thể trong tình huống đặc biệt của chính bạn - và sau đó hãy thư giãn đi. Bạn sẽ nhận thấy điều này dễ dàng làm hơn khi bạn biết cách tìm trung tâm chăm sóc trẻ có chất lượng

Cách tốt nhất để chuẩn bị cho con đi học

Hiện nay có một xu hướng đang nổi lên đối với các bậc cha mẹ, là phải tìm kiếm những trung tâm chăm sóc trẻ em có đưa ra các chương trình giảng dạy như là dạy đọc, viết và toán. Điều này tạo nên quan tâm cho hầu hết những chuyên gia nghiên cứu trẻ em, và bạn cần phải biết lý do tại sao.

Tiến sĩ Kathryn Hirsch-Pasek, giám đốc của Phòng nghiên cứu chăm sóc trẻ em thuộc trường ĐH Temple, và là đồng tác giả của cuốn sách Einstein Never Used Flash Cards: How Children Really Learn and Why They Need to Play More and Memorize Less (Rodale, 2003), đã chỉ đạo một dự án nghiên cứu. Dự án này có sự tham gia của 120 trẻ 4 tuổi đang học tại lớp mẫu giáo nhỡ của một trường ở ngoại ô Philadelphia. Những đứa trẻ này đã đi học mẫu giáo từ trước, hoặc là đang học lớp đầu tiên. Nghiên cứu này đã xác định rằng những đứa trẻ đã học ở những trường mẫu giáo có các chương trình giảng dạy thì đã biết nhiều con số và chữ cái, hơn là những trẻ đã đi học ở các trường mẫu giáo chỉ chú trọng đến vui chơi. Tuy nhiên, đến lúc 5 tuổi, những đứa trẻ đã học ở trường mẫu giáo chú trọng đến vui chơi đã theo kịp được chương trình học, trong khi đó những đứa trẻ đã học ở những trường có chương trình giảng dạy thì lại cảm thấy kém thích thú hơn về trường học.

Những bậc cha mẹ đều có ý tốt khi gửi con học ở những trường có chương trình giảng dạy sớm nhất có thể. Họ muốn con họ có được mọi lợi thế và cảm nhận thành công. Nhưng điều này lại có hại nhiều hơn là có lợi. Khi những đứa trẻ bị gây áp lực phải vượt trội hơn về những lý thuyết học thuật, thì chúng có thể đã lỡ mất cơ hội, để học những phương pháp hiệu quả và phù hợp với lứa tuổi phát triển hơn.

Hãy dành một chút thời gian để bước vào thế giới của con bạn. Bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu bạn bị bắt phải học một điều gì đó, và bạn biết là học nó sẽ làm cho bố mẹ tự hào? Bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu như học nó là khó (mặc dù bạn có thể làm được)? Bạn có những cảm nhận là mình không đủ khả năng phải không? Bạn có thể chỉ cảm thấy được yêu thương có điều kiện phải không? Mặt khác, bạn cảm thấy thế nào nếu bố mẹ của bạn cho phép bạn khám phá và trải nghiệm trong một môi trường yêu thương, với điều kiện hấp dẫn cho bạn cảm nhận được bạn có khả năng làm được mọi việc? Bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu bạn đang học để trở thành người sáng tạo, làm chủ những kỹ năng xã hội và kỹ năng giải quyết vấn đề, thay vì nhắc đi nhắc lại những thực tế và con số?

Điều này nghĩa là việc dạy học nên hoàn toàn được xóa đi trong suốt 3 năm đầu tiên phải không? Không, điều cốt yếu là làm theo những sở thích của trẻ. (Maria Montessori đã biết điều này 50 năm trước đây.) Một số những đứa trẻ 3 tuổi thích đọc sách, và cảm thấy hấp dẫn hơn là bị ép phải học. Một số đứa thì thích học hát bài hát bảng chữ cái (mặc dù chúng chẳng có một dấu hiệu nào cho thấy nó nghĩa là gì). Hãy nhận thức điều mà con bạn đang học và con cảm thấy thế nào về nó. Con của bạn có lẽ không thể có những lời nói để nói cho bạn biết rằng con cảm thấy áp lực, nhưng bạn sẽ biết nếu như bạn chú ý.

Lựa chọn trung tâm chăm sóc trẻ

Có lẽ câu hỏi quan trọng nhất trong số tất cả các câu hỏi là: "Trung tâm chăm sóc trẻ có chất lượng là gì, và tôi phải tìm nó như thế nào?" Một điều cực kỳ quan trọng, là đừng có săn lùng giảm giá khi bạn đến những trung tâm chăm sóc trẻ. Mặc dù chi phí phải được cân nhắc, nhưng nó không nên là yếu tố quan trọng nhất trong sự quyết định của bạn. Con bạn sẽ trải qua rất nhiều thời gian cực kỳ quan trọng ở trung tâm chăm sóc trẻ mà bạn chọn.

Đơn giản là hãy tìm trung tâm chăm sóc tốt nhất có thể. Nếu như trung tâm chăm sóc trẻ có chất lượng không sẵn có, hãy tìm kiếm trung tâm chăm sóc có chất lượng, bằng cách tìm trung tâm có cung cấp thông tin những giáo viên, ví dụ như quyển sách này. Một trung tâm chăm sóc trẻ có chất lượng sẽ đánh giá cao món quà của một cuốn sách giống như cuốn này, hoặc là cuốn Positive Discipline for Childcare Providers của các tác giả Jane Nelsen và Cheryl Erwin, NXB Three Rivers, 2002. Hãy gữi những sách huấn luyện trẻ thơ những năm đầu đầu tới nơi học của con bạn nếu nơi đó chưa có.

Đừng vội vàng chọn lựa: hãy chắc chắn đến thăm một vài trung tâm chăm sóc trẻ. Hãy lưu ý đến điều bạn quan sát thấy. Những đứa trẻ có vui không? Chúng có đi quanh trung tâm chăm sóc trẻ một cách tự tin không? Những giáo viên ở đó có cúi xuống đúng tầm nhìn của những đứa trẻ để nói chuyện với chúng không? Tác phẩm nghệ thuật có được trưng bày đủ thấp để những đứa trẻ nhìn thấy không, hay nó chỉ được treo đúng tầm mắt của người lớn? Trung tâm đó có sạch sẽ không? Có những mối nguy hiểm về độ an toàn của trẻ có được nhìn thấy không? Những giáo viên ở đó trông tươi vui hay mệt mỏi? (tất nhiên cũng phải thực sự nhớ rằng, ngay cả những người giáo viên tốt nhất cũng có thể có những ngày không vui!) Trang thiết bị được cung cấp ở đó có để cho những đứa trẻ chơi một cách tự do, với mục đích phát triển, học tập và năng động không? Hay là những thiết bị đồ chơi làm trẻ phải yên tĩnh, ngồi yên và "ngoan ngoãn"?

Đôi khi những bậc cha mẹ nhìn vào những danh sách về chất lượng, những yêu cầu đối với trung tâm chăm sóc trẻ có chất lượng, và họ cảm thấy bị lấn áp. Bạn có thể đang phân vân rằng làm thế nào bạn biết được cơ sở vật chất ở trung tâm bạn đang xem xét có đáp ứng được những tiêu chuẩn này. Có một giải pháp tương đối đơn giản là: hỏi. Lựa chọn trung tâm chăm sóc trẻ là một quyết định quan trọng, và sự tự tin của một người cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến sự thoải mái và những phản ứng của con đối với môi trường mới. Đừng ngần ngại hỏi tất cả những thông tin bạn cần để đưa ra được một quyết định có kiến thức. Nếu như một trung tâm bạn đang xem xét dường như miễn cưỡng trả lời những câu hỏi của bạn, hoặc là cho phép bạn quan sát họ làm việc, thì hãy quan sát bất kỳ chỗ nào ở trung tâm đó. Một trong những tiêu chí quan trọng nhất là phải tìm một trung tâm luôn chào đón những bậc phụ huynh ở bất kỳ thời gian nào. Những trung tâm này chẳng có gì để che dấu, và đối xử với các bậc phụ huynh như một đối tác được tôn trọng ở trung tâm. Nếu như bạn cảm thấy như là một người không được mời mà đến khi bạn đến thăm trung tâm của con, một trung tâm chăm sóc trẻ khác, thì hãy tìm một nơi khác bạn cảm thấy được chào đón. Bắt buộc phải là trung tâm chăm sóc trẻ có chất lượng. Những trung tâm chăm sóc trẻ phải là những nơi an toàn, thoải mái, và yêu thương dành cho những đứa trẻ.


Làm thế nào để lựa chọn trung tâm chăm sóc trẻ có chất lượng
Xác định trung tâm chăm sóc trẻ có chất lượng bằng cách sử dụng những chỉ dẫn trong danh sách kiểm tra sau:

1. Trung tâm đó có:

- Giấy phép hoạt động đã được trưng bày và giấy phép hiện tại
- Tỷ lệ thay thế giáo viên thấp
- Bằng cấp công nhận của địa phương, quốc gia
- Môi trường yêu thương, lấy trẻ làm trung tâm

2. Nhân viên là người:

- Được đào tạo tốt trong trung tâm nghiên cứu chăm sóc và phát triển trẻ thơ
- Có tinh thần làm việc đồng đội
- Được trả lương hợp lý

3 Hình thức kỷ luật:

- Tích cực hơn là có tính trừng phạt
- Tốt bụng và bền bỉ cùng lúc
- Được đưa ra để giúp trẻ học được những kỹ năng sống quan trọng

4. Sự nhất quán thể hiện:

- Trong chương trình dạy dỗ
- Trong cách giải quyết vấn đề
- Trong sự quản lý trung tâm từng ngày

5 Sự an toàn được thể hiện bởi:

- Môi trường thể chất
- Chương trình có những chính sách về sức khỏe
- Sự chuẩn bị cho những tình huống khẩn cấp

6. Phương pháp giảng dạy, trang thiết bị, và các hoạt động phải:

- Đa dạng, phù hợp với lứa tuổi
- Được duy trì tốt, lập kế hoạch và giám sát
- Tùy từng độ tuổi và tất cả trẻ có thể tiếp cận

Trung tâm chăm sóc trẻ

Hầu hết các bang hay các thành phố đều yêu cầu các trung tâm chăm sóc trẻ phải đáp ứng rất nhiều các yêu cầu về giấy phép. Nhìn thấy những giấy phép hoạt động được trưng bày sẽ cho bạn biết rằng những yêu cầu đó đã được đáp ứng. Hãy chắc chắn kiểm tra về ngày tháng năm, để đảm bảo rằng giấy phép hoạt động là ở hiện tại.

Các trung tâm có tỷ lệ thay thế giáo viên thấp thể hiện rằng nhân viên ở trung tâm đó được đối xử tốt, nhận được khoản đền bù công bằng, thích thú với công việc, và cảm thấy được giúp đỡ bởi ban quản lý của trung tâm. Khi nhân viên không nhận được khoản lương tốt, họ sẽ đi bất kỳ nơi nào khác, thường thường là chuyển đến trung tâm chăm sóc trẻ khác.

Hãy tìm kiếm trung tâm đang được phép hoạt động đặc biệt. Trung tâm nổi tiếng nhất là NAEYC (Hiệp hội quốc gia Giáo dục trẻ em) đáp ứng được nhiều phương diện. Có những trung tâm phải trải qua một vài tháng để tự đánh giá và sửa chữa khu vực yếu kém; sau đó họ được viếng thăm bởi những nhà chứng nhận độc lập trong một số dịp. Sự chứng nhận này chỉ có giá trị trong 2 năm, sau đó họ phải được cấp lại. Thường thì những trung tâm đang trưng bày loại giấy chứng nhận hoạt động này đều luôn giành được chứng nhận.

Giáo viên

Sự đào tạo và kinh nghiệm của giáo viên làm cho họ thực sự có hiểu biết hơn về những nhu cầu của trẻ nhỏ, đưa ra được những hoạt động vui chơi, học tập để đáp ứng những nhu cầu đó, và có những mong muốn phù hợp cho phát triển. Giáo dục bổ sung cho giáo viên để làm giảm bớt đi tỷ lệ thay thế giáo viên sẽ tạo nên được những giáo viên có kinh nghiệm, là một điều tốt cho cả giáo viên và trẻ nhỏ.

Hãy tìm kiếm những loại hình đào tạo giáo viên nhận được. Có những yêu cầu đào tạo đặc biệt không? Những trung tâm Montessori, Waldorf, High/Scope, Creative Curriculum và nhiều trung tâm khác chuyên về đào tạo phương pháp giảng dạy cho giáo viên của họ. Ở rất nhiều bang cũng có các chương trình dạy học ngoài giờ, chương trình dành cho sinh viên đại học chưa tốt nghiệp và những chương trình cấp bằng thạc sĩ.

Cũng nên kiểm tra tính nhất quán trong vấn đề quản lý của trung tâm. Những mong muốn, hi vọng (của giáo viên và phụ huynh) được đặt ra rõ ràng không? Các sự kiện có được tổ chức tốt không? Các khoản tài chính có được đầu tư theo cách thức tôn trọng và thiết thực không?

Các bác sĩ, những nhà phân tích thị trường cổ phiếu, những người giáo viên trông trẻ, tất cả đều phải luôn cập nhật thông tin hiện tại trong lĩnh vực của họ. Giáo viên ở trung tâm bạn đang xem xét có tham gia các cuộc hội thảo không? Có những chương trình đào tạo giáo viên được tiến hành trong một nhóm hay một tổ chức không? Hay là giáo viên có được khuyến khích tham gia vào các chương trình giáo dục bổ sung không? Giáo viên có tham gia vào các chương trình hội nghị, hội thảo và những chương trình đào tạo theo chủ đề đặc biệt, như là Kỷ luật Tích cực không?


Giáo viên nên học về những nghiên cứu mới, có được sáng tạo và ghi nhớ những khái niệm cơ bản, hoặc là cảm thấy được động viên khi nghe người khác chia sẻ những giải pháp cho những vấn đề khó khăn thông thường.

Hãy tìm kiếm sự hòa đồng. Khi có sự bất hòa ở trung tâm, thì những đứa trẻ ở đó cảm nhận được điều này. Hãy nhớ rằng, trẻ nhỏ có thể "đọc" được nguồn năng lượng của người lớn xung quanh, và sau đó đáp lại điều mà chúng cảm nhận được. Những trung tâm khuyến khích sự hợp tác (trong những đứa trẻ và giáo viên) là hình mẫu cho giá trị của làm việc đồng đội. Hãy thường xuyên tham gia những buổi họp nhân viên theo kế hoạch, tìm kiếm những công cụ giao tiếp theo nhóm, và không khí của sự thân thiết.

Kỷ luật

Có chính sách kỷ luật nào được thảo ra không? Các vấn đề được giải quyết theo cách thức nào? Trung tâm có đưa ra những bài kiểm tra về kỷ luật không? Hãy hỏi điều mà giáo viên làm khi một đứa trẻ đánh, cắn, và giật lấy đồ chơi. Hãy tìm hiểu xem liệu giáo viên có tham gia bất kỳ khóa đào tạo nào để giải quyết những vấn đề đang xuất hiện. Trung tâm có cấm hành động phát đít trẻ không? Quan điểm về kỷ luật tại trung tâm là mang tính tích cực hay mang tính trừng phạt? Những đứa trẻ ở đó có đang được khuyến khích thực hiện những điều cần làm thường xuyên hơn không, hay là bị trách mắng về điều không phải làm nhiều hơn?

Hãy chú ý đến cách giáo viên giao tiếp với trẻ nhỏ. Họ có nói chuyện với trẻ theo cách tôn trọng trẻ không? Giáo viên có cúi xuống đúng tầm mắt của trẻ để nói chuyện với trẻ không, hay là giáo viên hét lên những chỉ dẫn xung quanh căn phòng? Giao tiếp một - một sẽ thể hiện rõ được việc chăm sóc trẻ phù hợp và hiệu quả hơn.

Những ranh giới được tạo ra rõ ràng, hay là giáo viên cười chẳng có vẻ gì là thoải mái khi học trò nhỏ chạy lên và ngã vào cô? Nhà trường có tạo nên đòn bẩy cho trẻ không? Những người giáo viên có làm điều mà họ nói không? Người giáo viên có hét to với một trẻ nhỏ rằng: "bỏ ngay cái que đó xuống!" Và sau đó tiếp tục nói chuyện phiếm với đồng nghiệp trong khi đứa trẻ tiếp tục vung cái que qua đầu? Hay là người giáo viên đó có đi tới, và bình tĩnh bỏ cái que đi, sau khi đã cho trẻ nhỏ đó một vài giây suy nghĩ để đặt nó xuống?

Những đứa trẻ học những bài học gì về khả năng của chính chúng? Những giáo viên ở đó mặc áo khoác, đi tất và giầy cho tất cả trẻ nhỏ, hay là họ giúp cho những đứa trẻ tự làm? Những đứa trẻ có được bảo rửa tay trước khi ăn không? Hãy tìm kiếm những trung tâm chăm sóc trẻ mà dạy dỗ những kỹ năng đó, và trẻ nhỏ không chỉ đơn giản là những vật thể được cho ăn, được mặc quần áo, và được kéo đi xung quanh.

Bạn cảm nhận khi bạn đến thăm thì trung tâm đó có bầu không khí thế nào? Những đứa trẻ bình thản và vui tươi là một dấu hiệu tốt. (Làm ơn hãy lưu ý: điều này không nhất thiết nghĩa là những đứa trẻ yên tĩnh!) Cấp độ của hoạt động này thể hiện rằng, những đứa trẻ đó đang được tham gia, và thích thú về bất cứ điều gì chúng đang làm.

Sự nhất quán

Sự nhất quán trong chương trình giảng dạy, nghĩa là những hoạt động cần thiết phải được đưa ra thường xuyên. Phải có chương trình giảng dạy kỹ năng thể hiện và kể chuyện, có thời gian kể chuyện hàng ngày và hát. Những đứa trẻ nên được làm việc theo lịch trình ở trên lớp cũng như ở nhà. Sự nhất quán cũng có nghĩa là có những mục đích giảng dạy và nó được bổ sung. Hãy so sánh đối chiếu một trung tâm được cho là tốt, với một trung tâm mà trẻ được đưa cho những chiếc hộp cứng cũ để cắt nhỏ, sau đó được ném vào phía trước một vật đựng tương tự ở các tòa nhà vào mỗi buổi sáng, hoặc là trung tâm để trẻ xem những đoạn video và chương trình tivi dài vô tận. Trong bối cảnh của một chương trình giảng dạy rõ ràng, thì một vài hoạt động trong số những hoạt động này có thể là tốt. Điều cần thiết là hãy đảm bảo chắc chắn rằng giáo viên chăm sóc cho con bạn phải coi trọng việc học thực hành, những hoạt động tốt cho sức khỏe, và sự tăng trưởng thuộc về phát triển - chứ không phải chỉ im lặng, quan sát, và ra lệnh.

Trung tâm có sự chất quán giáo viên với giáo viên hay lớp học với lớp học trong cách giải quyết các vấn đề không? Có việc một người giáo viên thì không cho phép những đứa trẻ giúp chuẩn bị bữa ăn nhẹ trong khi người giáo viên khác biến thời gian ăn nhẹ thành cuộc sơn ngón tay bằng sữa chua miễn phí không?

Những trung tâm có các chương trình nhất quán sẽ khuyến khích trẻ phát triển sự thành thật, khả năng tự làm lấy công việc, và khả năng sáng tạo tốt. Những tính cách này rất quan trọng, và cần được phát triển ngay từ gia đình. Chúng cũng rất quan trọng ở nơi mà trẻ trải qua quá nhiều thời gian ở đó.

Sự an toàn

Sự an toàn gồm có môi trường thể chất, những chính sách về sức khỏe, và sự chuẩn bị trong những trường hợp khẩn cấp ở trung tâm. Một trung tâm mà có những dây điện hở ra, việc tiếp cận chỗ giặt là quần áo không bị ngăn, hay trang thiết bị đồ chơi bị hỏng, thì không được cho là một môi trường an toàn cho mọi trẻ nhỏ.

Hãy tìm một trung tâm có sự chuẩn bị hàng ngày cho tình huống khẩn cấp. Những tình huống khẩn cấp được xử lý thế nào? Có sự tập luyện chuẩn bị chữa cháy thường xuyên, và sự tập luyện chuẩn bị cho các tình huống khẩn cấp khác không? Những giáo viên có được đào tạo về CPR, HIV/AIDS, và sơ cứu không? Dược phẩm được cất trữ và quản lý thế nào? Còn về những dị ứng với thuốc và thức ăn thì sao? Chính sách của trung tâm về ốm đau và sự ngăn ngừa bệnh thế nào? Hãy hỏi trung tâm xem họ xử lý những vết thương thế nào?

Nếu bạn đang ở trong vùng có động đất, bão, hay là cơn lốc xoáy, trung tâm đó đã có những cuộc tập huấn, và trang thiết bị nào để hỗ trợ trong trường hợp khẩn cấp như vậy? Thức ăn, nước uống, quần áo có được đưa ra không? Có liệt kê các số điện thoại liên hệ khẩn cấp với vùng không chịu ảnh hưởng để phục vụ những đồ dùng không có không? Việc di tản hay lộ trình nào được vạch rõ ra?

Tự bạn hãy kiểm chứng lại rằng giáo viên ở trung tâm đó biết cách chăm sóc con bạn trong hầu hết các hoàn cảnh, tình huống. Bạn càng cảm thấy hài lòng về những thông tin chi tiết được đưa ra, thì bạn càng cảm thấy thoải mái về việc gửi con lại trung tâm đó.Kỹ năng giảng dạy, trang thiết bị, và những hoạt động

Kỹ năng giảng dạy, trang thiết bị và những hoạt động

Trung tâm này thực hiện theo những hướng dẫn về phương pháp giảng dạy nào? Có đưa ra các chủ đề, hay một lịch trình các hoạt động hàng ngày, hay những mục đích học tập không? Như chúng tôi đã nói, nhiều sự học hỏi sẽ diễn ra trong suốt quá trình chơi. Đưa ra những con chuột túi đồ chơi và những thiết kế nghệ thuật thuộc thổ dân khi học về nước Úc; gồm có quần áo được dệt của người Châu Phi, lối in hoa batic trong ngành dệt,và áo dài thắt ngang lưng của người La Mã cổ may theo kích cỡ trẻ nhỏ để nâng cao sự đánh giá về đa văn hóa; hoặc là đưa ra một loạt những miếng xốp, bàn chải và vải dành cho việc sơn vẽ để nâng cao thể loại và chất lượng, về trò chơi và sự khám phá của trẻ.

Một căn phòng được thiết kế dành cho những em bé còn ẵm ngửa nên sử dụng những tấm kính an toàn và không thể vỡ, cũng như là những tay vịn hoặc đồ nhỏ, cứng cốt để trẻ có thể sử dụng để tự mình bám vào khi tập đi. Những quả bóng và những món đồ đang lăn trên sàn sẽ giúp trẻ có sự kết hợp tay - mắt và khuyến khích bé di chuyển và bò.

Những thiết bị hay đồ chơi ngoài trời như là thang leo nên sẵn có để cho trẻ sử dụng, nó sẽ khuyến khích sự phát triển về cơ. Hãy đảm bảo chắc chắn rằng những khu vực này được bảo trì, an toàn và sạch sẽ. Cũng hãy chắc chắn rằng hàng ngày trẻ đều có thời gian chơi ngoài trời thường xuyên, và phải có sự giám sát của người lớn ở bất kỳ thời gian nào. Trong những buổi đi chơi, tỷ lệ về số người lớn trên số trẻ phải được đảm bảo.

Bất kỳ một trang thiết bị nào mà những đứa trẻ sử dụng nên được tính toán cho phù hợp, ví dụ như những bồn rửa để ở tầm thấp, những chiếc giá, kệ dễ tiếp cận, và những đồ trưng bày nên vừa tầm mắt của trẻ. Bất cứ khi nào có thể, nên có trang thiết bị đúng với kích cỡ của trẻ. Những bình đựng nước nhỏ, cốc uống nước, những chiếc bàn và ghế cỡ trẻ nhỏ rất tiện ích cho trẻ. Nếu như những đồ dùng của trẻ nhỏ không sẵn có, thì một vài đồ dùng cỡ người lớn sẽ giúp ích được. Một ví dụ là làm cho những chiếc bồn rửa và nhà vệ sinh dễ dàng tiếp cận hơn cho trẻ bằng việc đặt các ghế đẩu chắc chắn để bước lên.

Hãy tìm kiếm những trò chơi có tất cả các phần nhỏ (như trò xếp hình dễ dàng thay đổi các hình khối) và đa dạng, giảng dạy nghệ thuật, âm nhạc, hát... Nếu như tất cả những gì bạn thấy chỉ là tập giấy và bút chì, và những đứa trẻ đang ngồi trên những chiếc bàn trong thời gian dài; hãy thận trọng. Một chương trình giảng dạy, hay một hoạt động vận động được tất cả các giác quan của trẻ, cũng như khuyến khích sự vui chơi năng động, sẽ hứa hẹn một sự cân bằng về học hỏi thích hợp nhất.

Mamnon.com

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Sống với quyết định bạn đã chọn về trung tâm chăm sóc trẻ (18/8)
 Chương XVI: Những buổi họp với trẻ Mầm Non (18/8)
 Những lời khuyên đặc biệt giúp cho việc họp lớp hiệu quả (18/8)
 Chương 17: Thế giới bên ngoài: Đối phó với ảnh hưởng của công nghệ và văn hóa (18/8)
 Thế giới bên ngoài: Tivi – Bạn hay kẻ thù? (18/8)
 Thế giới bên ngoài: Nuôi dưỡng con cái tốt trong thế giới công nghệ (10/12)
 Chương 18: Khi con bạn cần những sự giúp đỡ đặc biệt (10/12)
 Những biệt hiệu: Đang tự hoàn thành những dự án (10/12)
 Những sự khác biệt vô hình (10/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i