Kỷ luật tích cực với con cái
   Những lời khuyên đặc biệt giúp cho việc họp lớp hiệu quả
 

Luôn có sẵn một vài ý tưởng trong đầu sẽ đảm bảo sự thành công cho những buổi họp lớp.

Tính toán thời gian hợp lý

Tổ chức được những buổi họp lớp thành công cho trẻ mẫu giáo đòi hỏi bạn phải linh hoạt. Dựa vào tâm trạng, khả năng và thời gian tập trung của trẻ. Bạn có thể cần phải tạo nên các buổi họp ngắn, hoặc là mỗi lần họp chỉ tập trung vào một yếu tố. Buổi họp của bạn không cần thiết phải quá dài để tạo nên cảm giác sở hữu và sự động viên. Rất nhiều trường mẫu giáo nhận thấy rằng một buổi họp một tuần là nhiều. Những người khác thì thích có một buổi họp ngắn mỗi ngày, cốt để mà những đứa trẻ có thể thực hành việc cho và nhận những lời khen, lắng nghe bằng sự đồng cảm, và thường xuyên tập trung vào những giải pháp. Hãy thử áp dụng và việc mắc lỗi sẽ giúp bạn tìm ra được một sự cân bằng đúng đắn.

Những lời khuyên để có được những buổi họp lớp hiệu quả.

- Tính toán thời gian hợp lý
- Sử dụng những tín hiệu đặc biệt
- Bao gồm việc bỏ phiếu hay biểu quyết (khi thích hợp)
- Ghi chú ý
- Sử dụng một cái "que nói chuyện"

Sử dụng những tín hiệu đặc biệt


Những trẻ nhỏ thích những tín hiệu đặc biệt, ví dụ như một bài hát giống nhau được hát lên mỗi ngày làm dấu hiệu hết giờ. Một tiếng chuông reo có thể nghĩa là mọi người phải im lặng, và lắng nghe thông báo từ giáo viên. Cũng sẽ rất hữu hiệu khi phát ra một tín hiệu đặc biệt để bắt đầu và kết thúc buổi họp lớp. Trong một lớp học, những đứa trẻ sẽ ngồi trên sàn, tạo thành một vòng tròn, mỗi đứa trẻ sẽ đặt cánh tay của mình vào nhau với khuỷu tay bẻ cong. Để bắt đầu buổi họp, chúng chậm rãi di chuyển một phần cánh tay, như là mở một cuốn sách và thông báo, "buổi họp lớp bắt đầu!" Kết thúc buổi họp, chúng sẽ đảo ngược lại quá trình đó trong khi nói, "buổi họp lớp kết thúc!"

Bao gồm việc bỏ phiếu hoặc biểu quyết (khi thích hợp)


Ở trường mẫu giáo, những đứa trẻ có thể tham gia bỏ phiếu hay biểu quyết khi việc cần lựa chọn đó liên quan đến tất cả lớp, ví dụ như là liệu sẽ có một bữa tiệc bắp rang bơ, bữa tiệc pizza, hay là làm kem ở nhà. Ở độ tuổi ban đầu này, những đứa trẻ có thể học được rằng mọi người nghĩ và muốn những điều khác nhau, và chúng có thể học để cho và nhận. (Không thích hợp để cho trẻ bỏ phiếu hay biểu quyết một giải pháp dành cho người khác. Bạn nhỏ gặp phải vấn đề phải được phép lựa chọn giải pháp mà trẻ nghĩ là có lợi nhất.)

Ghi chú ý

Ghi lại những điều diễn ra trong một buổi họp có thể có ích, đặc biệt là lớp học của bạn cần phải nhớ điều gì đã được quyết định. Bởi vì hầu hết trẻ mẫu giáo không thể viết, nên người lớn cần phải ghi lại những diễn biến đó. Lúc bắt đầu mỗi buổi họp, bạn có thể xem xét lại những chú ý buổi họp trước đó, và nhìn xem kế hoạch nào và quyết định nào đang được thực thi. Đánh giá điều gì không hiệu quả khi thử nghiệm một giải pháp. Hãy xem xét những gợi ý khác mà đã không được sử dụng, cũng như là bắt kịp những ý tưởng mới. Nếu như một vấn đề vẫn còn tồn tại, thì điều quan trọng là khuyến khích một học sinh đưa vấn đề đó quay trở lại buổi họp và thảo luận lại.

Sử dụng một "que nói chuyện"

Một cái que được trang trí, một cây gậy ảo thuật, hoặc là một món đồ chơi nhỏ, có thể được chuyển quanh vòng tròn. Bất cứ ai cầm vật đó thì được phép nói. (Chúng tôi gợi ý bạn tránh dùng những con thú nhồi bông, vì trẻ mẫu giáo thường có xu hướng cọ những con thú nhồi bông vào mũi khi nó đến lượt của chúng - một cách tốt để lây lan vi trùng cúm.) Một biểu tượng thuộc cơ thể có thể giúp những đứa trẻ học để lắng nghe một cách tôn trọng và nói khi đến lượt, và có thể động viên những trẻ ngượng ngùng đóng góp vào cuộc thảo luận của lớp, khi chúng cầm vật đó trên tay.

Những buổi họp gia đình dành cho trẻ mẫu giáo

Nếu như bạn có những đứa con lớn tuổi hơn, thì bạn có thể đã khám phá ra nhiều lợi ích của việc tổ chức những buổi họp gia đình. Nếu như những đứa con của bạn là những trẻ mẫu giáo, khái niệm họp gia đình có thể là mới; thậm chí bạn có thể đang nghi vấn về giá trị của việc tổ chức những buổi họp gia đình với con nhỏ. Bạn có thể phân vân rằng "Điều gì con của tôi có thể học được? Nó có thể chịu ngồi yên chứ? Một đứa trẻ bé nhỏ sẽ giải quyết các vấn đề như thế nào?"

Ngay từ đầu chương này, về những buổi họp lớp và họp gia đình, chúng tôi không đòi hỏi nỗ lực nhỏ nhoi nào để bạn thích ứng với tài liệu này, nhưng những lợi ích và những điều hạnh phúc, thì thật đáng để bạn dành thời gian và sức lực. Các buổi họp gia đình dạy cho những đứa trẻ biết chúng là những thành viên có giá trị, có năng lực trong gia đình, và bạn có thể sẽ bị ngạc nhiên bởi sự tháo vát và sáng tạo của con bạn. Những đứa trẻ mẫu giáo có thể đưa ra những lời khen, giúp giải quyết vấn đề, lên kế hoạch cho sự vui chơi của gia đình, học hỏi để thể hiện những nhu cầu của mình, và giúp đỡ gia đình trong những cách tích cực. Thường xuyên tổ chức những buổi họp gia đình sẽ giúp bạn và con bạn xây dựng được cảm giác tôn trọng nhau, sự thành thật, sự hiểu biết, tình yêu - và điều này có thể đặt nền móng lâu dài cho nhiều năm về sau.

Đây là một số ý tưởng cần phải luôn luôn ghi nhớ, khi bắt đầu những buổi họp gia đình với những trẻ mẫu giáo:

Hãy thực tế. Bạn có thể có được những buổi họp gia đình đáng giá và thoải mái cùng với con 3 tuổi, nhưng hãy nhớ rằng nếu con bạn nhỏ tuổi hơn thì thời gian tập trung chú ý có thể sẽ ngắn hơn. Hãy luôn duy trì những buổi họp ngắn và trọng tâm. Nếu làm theo cách đó thì không ai cảm thấy mệt mỏi cả.

Hãy tạo nên những buổi họp gia đình có được một sự ưu tiên. Cuộc sống bận rộn của chúng ta thường có một xu hướng là đi theo con đường có mục đích lớn nhất. Nếu như bạn muốn thực hiện những buổi họp gia đình, thì bạn hãy tạo ra một khoảng thời gian mà gia đình bạn thường xuyên bên nhau, và thực hiện buổi họp vào thời gian đó. Những đứa con lớn tuổi hơn thường có nhiều việc phải thực hiện như là các bài học âm nhạc và thể thao, vì vậy việc tính toán thời gian cho họp gia đình có thể không kiểm soát được. Có thể có ích khi bạn tạo nên một quyển lịch gia đình. Quyển lịch này thể hiện những hoạt động sắp tới của mỗi thành viên trong gia đình, và bạn hãy sử dụng nó để lập kế hoạch các buổi họp gia đình về sau. Hãy nhớ rằng dễ dàng hơn cho mọi người để thực hành các kỹ năng khi các buổi họp diễn ra một cách nhất quán. Đừng cho phép những cuộc gọi điện thoại, những việc vặt hay những trò tiêu khiển khác làm sao lãng có thể ảnh hưởng đến buổi họp gia đình. Ưu tiên việc dành thời gian cho họp gia đình sẽ giúp bạn xây dựng được cảm giác về sự thống nhất và sẽ để cho con bạn biết được rằng bạn thời gian để họp gia đình và cả nhà cùng ở bên nhau là rất giá trị đối với bạn.

Bắt đầu mỗi buổi họp bằng những lời khen và sự đánh giá cao. Ban đầu điều này có thể là hơi ngượng ngùng, đặc biệt là nếu như bạn có những người anh chị em cảm thấy dễ chịu hơn khi hạ gục nhau, nhưng việc tìm kiếm và bình luận theo cách tích cực sẽ động viên mọi người trong gia đình và làm cho buổi họp gia đình của bạn có một khởi đầu thân thiện. Một số gia đình thích sự đánh giá cao tại cuối của cuộc họp hơn là lúc bắt đầu. Khi những vấn đề khó khăn được giải quyết hoặc là những cảm xúc mạnh mẽ dâng lên, thì việc kết thúc với sự đánh giá cao và những lời khen có thể tạo nên vấn đề tốt đẹp hơn.

Hãy dán một bảng chương trình họp ở một nơi dễ với tới và giúp con sử dụng nó. Thậm chí những đứa trẻ nhỏ có thể "viết" vấn đề hoặc những mối lo của chúng ra bảng chương trình hoặc là đánh dấu để thể hiện rằng chúng có một vài điều để thảo luận. Xem xét nghiêm túc những mối lo ngại này của trẻ sẽ thể hiện cho con thấy bạn đánh giá cao chúng. Hành động viết ra một vấn đề có thể là bước đầu tiên để tìm kiếm một giải pháp hiệu quả và hòa bình

Dành thời gian cho niềm vui. Hãy đảm bảo rằng một phần của cuộc họp là dành cho vui chơi với nhau, có lẽ là bằng việc chơi một trò chơi, cùng nhau xem một cuộn băng, lên kế hoạch cho hoạt động của gia đình, chia sẻ món tráng miệng đặc biệt hoặc là đọc một câu chuyện ưa thích.

Tuy bạn quyết định phải thực hiện những buổi họp gia đình, nhưng chúng là một trong những thói quen tốt nhất mà bạn và con bạn có thể tạo ra, và chúng sẽ giúp bạn điều hòa bản thân trong suốt những năm bận rộn đang ngày càng gia tăng phía trước. Muốn có thêm nhiều thông tin hơn về những buổi họp gia đình, hãy đọc quyển Positive Discipline của tác giả Jane Nelsen, Ballantine, 2006, và Top Ten Preschool Parenting Problems của tác giả Roslyn Ann Duffy, NXB Exchange, 2007.

Một cơ hội học hỏi

Những buổi họp lớp và họp gia đình thường tạo ra ấn tượng sâu sắc, dạy cho trẻ rất nhiều những kỹ năng sống, đồng thời cũng giúp trẻ phát triển cảm giác có quyền sở hữu. Thỉnh thoảng, những người lớn đánh giá thấp khả năng của những đứa trẻ, những người rất sáng tạo và có trách nhiệm. Những buổi họp lớp và họp gia đình cũng cho trẻ có được cơ hội học hỏi mọi người. Bạn có thể phát hiện ra rằng những đứa con của bạn hay những đứa trẻ bạn chăm sóc, không chỉ học được lòng tự trọng và sự hợp tác, mà còn có được khoảng thời gian tuyệt vời!

Như chúng ta đã thảo luận, những em bé ở tuổi mẫu giáo có khả năng đóng góp vào các buổi họp, thậm chí ngay cả khi chúng còn rất nhỏ, và vẫn chưa có khả năng giải quyết vấn đề được phát triển. Nếu như con của bạn đang tham gia vào những buổi họp lớp ở trường, thì bạn có thể sẽ bị ngạc nhiên khi thấy con bạn có thể áp dụng những kỹ năng mới học nhanh đến cỡ nào ở nhà. Và điều này có thể khuyến khích bạn tổ chức một buổi họp tương tự ở nhà. Điều ngược lại cũng đúng, khi bạn có thể muốn đề nghị trường học của con tổ chức những buổi họp lớp. Món quà của cuốn sách này, là tạo nên một màu mực xanh hi vọng in đậm tuyệt vời dành cho sự thành công. Những buổi họp lớp và gia đình là một cách tuyệt vời dành cho trẻ và người lớn, để trải nghiệm sự hợp tác, niềm đam mê, cùng giải quyết vấn đề, và để cùng nhau có được niềm vui.

Mamnon.com

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Chương 17: Thế giới bên ngoài: Đối phó với ảnh hưởng của công nghệ và văn hóa (18/8)
 Thế giới bên ngoài: Tivi – Bạn hay kẻ thù? (18/8)
 Thế giới bên ngoài: Nuôi dưỡng con cái tốt trong thế giới công nghệ (10/12)
 Chương 18: Khi con bạn cần những sự giúp đỡ đặc biệt (10/12)
 Những biệt hiệu: Đang tự hoàn thành những dự án (10/12)
 Những sự khác biệt vô hình (10/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i