Giữ cây thước như cầu nối tình bạn để trò chuyện. Giữ cây thước như cầu nối tình bạn để trò chuyện. Tên gọi quy ước của trò chơi: Giữ cây thước như cầu nối tình bạn để trò chuyện. Hành vi của trẻ: Trẻ thường không chú ý đến đặc điểm trạng thái tình cảm của nhau hay của người lớn. Trẻ có xu hướng khép kín, ích kỷ hay rụt rè, nhút nhát không thể hiện những tình cảm tích cực (it cười,hay căng thẳng...), ít phối hợp với nhau. Nội dung trò chơi: Người lớn chỉ cho trẻ cây thước và nói: “Đây không phải là cây thước mà là nhịp cầu tình bạn. Hãy giữ cầu nối bằng trán của mình” Sau đó nói thêm: “ Cô thích cách đứng như thế này, và muốn cùng con giữ cây cầu này thật lâu”,” Cái áo sơ-mi của con đẹp quá!”, sau đó đề nghị trẻ: “ Cô đã nói với con rồi, còn bây giờ con sẽ nói điều gì đó về Cô cho cô nghe nhé!” Luật chơi: Nếu giữ thước kẻ bằng trán thì không được im lặng mà phải nói điều gì đó về người cùng nói chuyện. Trong khi giữ thước thì đếm thầm từ 1 đến 10. Nếu chưa đếm đến 10 thì chưa thể kết thúc trò chơi. Mục đích chơi: Sự khiêu khích và phản ứng lại “Bây giờ và ở đây” của tính tự do, miễn cưỡng thông qua việc kích thích sự tiếp xúc bằng mắt và bằng lời nói với người khác. Giúp cho những trẻ ích kỷ, khép kín hướng đến hành vi và trạng thái tình cảm của người khác. Kích thích những tình cảm tích cực ở những trẻ rụt rè, nhút nhát hay có trạng thái trầm uất, lo lắng. Chú giải trò chơi: Cô đến gần trẻ đề nghị giữ cái gì đó bằng trán hay bằng tay. Cách chơi: Nếu trẻ không chịu chơi theo kiểu tiếp xúc “ trán – trán” có thể thay đổi và giữ thước bằng các ngón tay trỏ, “lòng bàn tay- lòng bàn tay” hay “ mũi – mũi”. Khi giữ thước phải đếm thầm đến mười. Có thể nhắm mắt khi giữ thước. Có thể cho nhiều trẻ cùng giữ thước. Thay vì cây thước có thể giữ cây viết chì chưa gọt, tờ giấy được cuộn lại. Phân loại trò chơi: Trò chơi đối với đồ chơi; Trò chơi rèn luyện hành động nhìn ngắm gương mặt; Trò chơi ngôn ngữ; Trò chơi rèn luyện hành động thực hành cùng nhau ( Trò chơi trị liệu cho trẻ có rối lọan hành vi và tình cảm- CĐSP MG TW3) |