Nội dung và phương pháp luyện nghe cho trẻ khiếm thính. Nội dung và phương pháp luyện nghe cho trẻ khiếm thính. Trịnh Thị Kim Ngọc. Một trong những nội dung quan trọng của quá trình giáo dục và phục hồi chức năng cho trẻ khiếm thính là hình thành và phát triển ngôn ngữ nói – phương tiện ngôn ngữ giao tiếp và tư duy. Thính giác là tiền đề của ngôn ngữ.Chính nhờ nghe được mà trẻ có thể tiếp nhận và sau đó hình thành được tiếng nói. Tật điếc , dù ở mức độ nào cũng đều gây ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển và phát triển ngôn ngữ nói của trẻ. Do không tiếp nhận được hoặc tiếp nhận không hoàn chỉnh tiếng nói nên ngôn ngữ nói của trẻ khiếm thính rất hạn chế. Trong thực tế, rất ít trẻ bị điếc hoàn toàn/điếc đặc. Đa số trẻ khiếm thính còn sức nghe. Tùy theo sức nghe còn lại mà trẻ có thể tiếp nhận những âm thanh khác nhau như: tiếng sấm, tiếng thét, tiếng pháo nổ, tiếng nói to hoặc từng chuỗi phần của ngôn ngữ nói. Khả năng nghe, mặc dù rất ít nhưng làm giảm đi nhiều khó khăn trong quá trình hình thành ngôn ngữ nói và ảnh hưởng đến chất lượng tiếng nói của trẻ. Thực tế đã chứng minh rằng cùng với đọc hình miệng, phần thính lực còn lại của trẻ nếu được luyện tập thường xuyên và hợp lý, kết hợp với sử dụng máy trợ thính sẽ là cơ sở chính của quá trình học. Phục hồi khả năng nghe cho trẻ khiếm thính là cơ sở cho việc phát triển khả năng tri giác âm thanh bằng thính giác như điều kiện tiên quyết của quá trình hình thành, phát triển ngôn ngữ nói. |