Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Trò chơi Âm nhạc.


Trò chơi Âm nhạc.
Lê Thị Thanh Nga.
      
  Âm nhạc luôn hiện hữu trong cuộc sống hàng ngày của trẻ. Giáo viên thường sử dụng âm nhạc trong các hoạt động hàng ngày của trẻ.

Ví dụ: Sử dụng âm nhạc để giúp trẻ chuyển tiếp từ hoạt động này sang hoạt động khác : Trẻ vừa hát vừa dọn dẹp phòng sau khi chơi…Ngoài ra, khi ở nhà trẻ được nghe mẹ hát ru, khi đi tắc-xi trẻ co thể nghe nhạc phát ra từ radio và có thể hát theo…
         Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng còn có nhiều cơ sở trường MN chưa tận dụng hết mọi khả năng của âm nhạc trong giáo dục trẻ MN? Tại sao âm nhạc lại chưa được chú ý thỏa đáng trong gióa dục MN? Thực tế giáo viên có thể nhận ra giá trị và khả năng phát triển âm nhạc cho trẻ, nhưng không nhận ra cách phát triển và khả năng học nhạc của trẻ trong những lĩnh vực khác. Nhiều giáo viên cho rằng việc phát triển âm nhạc chỉ quan trọng với một số trẻ có năng khiếu. Cần nhận thấy rằng âm nhạc là một phần rất quan trọng trong chương trình giáo dục trẻ MN.
         Trẻ thường gắn âm nhạc với trò chơi. Chúng ta có thể nhận thấy rằng, rất nhiều đồ chơi của trẻ có chứa đựng âm nhạc, và trẻ thường cảm thấy thoải mái khi chơi với những đồ chơi này.
         Khi vỗ trống để phát ra âm thanh, thì có nghĩa là trẻ đã chơi với âm thanh. Trẻ khám phá ra rằng nó có thể tạo ra âm thanh khác nhau bằng cách gõ búa vào trống và vào một số đồ vật khác nhau. Khi trẻ nghe nhạc, nó thường lắc lư theo điệu nhạc. Người lớn nên chia sẻ và động viên trẻ tham gia vào việc vận động theo nhạc. Khi một  đứa trẻ học hát, nó có thể sáng tạo ra giai điệu của riêng mình và tự chế lời theo một giai điệu có sẵn. Sự thích thú của trẻ đối với âm nhạc sẽ tăng lên rất nhiều khi người lớn cũng thể hiện sự thích thú, cùng hát và vận động với trẻ.
         Vai trò của giáo viên trong quá trình tổ chức hoạt động âm nhạc của trẻ: Cần thể hiện sự ủng hộ và tạo điều cho trẻ tham gia vào các hoạt động âm nhạc, tạo không gian, thời gian và cung cấp các vật liệu cần thiết. Khi trẻ có được môi trường âm nhạc phong phú và có sự hướng dẫn thích hợp của giáo viên, trẻ có thể học và sáng tạo ra những giai điệu bất ngờ.
         Để tổ chức hoạt động âm nhạc của trẻ, đặc biệt là các trò chơi âm nhạc một cách có hiệu quả, giáo viên cần phải biết:
    _Lập kế hoạch:
    _Quan sát:
    _Thực hành:
    _Tạo cơ hội:
    _Làm mẫu:
Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số trò chơi âm nhạc và các loại học cụ tự tạo.
    +Ống nghe:
    +Xác định âm thanh của các loại nhạc cụ:
    +Sáng tác nhạc:
    +Khám phá các loại chuông:
    +Làm và rung trống lắc:
    +Nhà hát:
     + Đàn chai:
    + Sử dụng các loại nhạc cụ khác nhau:
    Ngoài ra chúng ta cũng có thể sưu tầm và tổ chức cho trẻ chơi một số trò chơi âm nhạc.