Mẹ bầu có nên tiêm phòng cúm không, tiêm ở tháng nào thì an toàn nhất cho thai nhi?
Phụ nữ mang thai tiêm vaccine phòng cúm được không là câu hỏi mà rất nhiều chị em quan tâm.
Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của mẹ bầu không phản ứng nhanh với bệnh tật như trước gây khó khăn để chống chọi với bệnh tật. Hơn nữa, phổi của mẹ bầu cần nhiều oxy hơn trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, do đó, việc mắc bệnh cúm có thể khiến mẹ bầu khó thở, tạo ra sự căng thẳng khi mang thai và gây ảnh hưởng đến em bé.
Mẹ bầu có nên tiêm phòng cúm không?
Các trường hợp chống chỉ định tiêm vắc xin phòng cúm bao gồm:
- Những người bị dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần nào trong vắc xin (ví dụ như gelatin, thuốc kháng sinh hoặc các thành phần khác).
- Những người có tiền sử bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng với liều vắc xin cúm trước đó.
- Để đảm bảo an toàn khi tiêm vắc xin cúm, mẹ bầu cần trao đổi kỹ với bác sĩ về lịch sử tiêm phòng và tình trạng bệnh lý nếu có của mình.
Tiêm vaccine cho bà bầu có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Mẹ bầu đã tiêm phòng cúm có khả năng bị cúm không?
Mẹ bầu tiêm vắc xin cúm khi nào là tốt nhất?
Vắc xin phòng cúm có thể được tiêm trước và trong thai kỳ, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Theo thông tin kê toa từ các nhà sản xuất, cũng như khuyến cáo của WHO, CDC Hoa Kỳ, phụ nữ mang thai có thể được tiêm vắc xin cúm ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ.
Tuy nhiên, dữ liệu hiện có cho thấy việc tiêm vắc xin cúm ở 3 tháng giữa và cuối thai kỳ được nghiên cứu nhiều hơn so với 3 tháng đầu thai kỳ. Trong 3 tháng đầu, thai nhi đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ và có nhiều yếu tố tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của thai nhi. Do đó, nếu mẹ bầu tiêm vắc xin cúm trong thai kỳ, thời điểm lý tưởng nhất là vào 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ để đảm bảo sự yên tâm cho mẹ bầu.
Những lưu ý khi tiêm phòng cúm cho phụ nữ mang thai
- Nên chọn các trung tâm tiêm chủng uy tín, có đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng giàu kinh nghiệm để thực hiện tiêm chủng.
- Tìm hiểu trước các loại vắc xin cúm có thể tiêm cho bà bầu. Trong quá trình khám sàng lọc, bác sĩ sẽ tư vấn và lựa chọn loại vắc xin phù hợp nhất cho từng trường hợp cụ thể.
- Trước khi tiêm vắc xin nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, dinh dưỡng và nghỉ ngơi đầy đủ.
- Nếu có các dấu hiệu bất thường như đau đầu dữ dội, khó thở, mẩn ngứa, sưng tấy tại vị trí tiêm sau khi tiêm... cần báo ngay cho nhân viên y tế. Khi về nhà cần theo dõi sức khỏe, vị trí tiêm trong vòng 24 - 48 giờ tiếp theo. Nếu có dấu hiệu bất thường cần đến trung tâm y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời. Uống nhiều nước và xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Theo Phụ nữ mới (Tổng hợp)
|