Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Tôi thật lòng khuyên cha mẹ đừng bao giờ làm 2 việc nếu không muốn mối quan hệ với con cái xấu đi


 

Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là sự phát triển lâu dài.

 


Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái thực chất là mối quan hệ tương hỗ. Nếu cha mẹ muốn hòa thuận với con cái thì đương nhiên họ cần phải tôn trọng ý kiến của con cái và lắng nghe tiếng nói nội tâm chân thật nhất của con cái. Con cái cũng phải học cách hiểu nhau và bao dung cha mẹ, như vậy mới có thể có được một mối quan hệ gia đình tốt đẹp.

 

Thực tế, có rất nhiều bậc cha mẹ coi con cái là cả thế giới của mình, họ dồn hết tâm huyết cho con, đặt nhiều kỳ vọng vào con, hy vọng con có thể trở thành người mà họ mong đợi. Chính vì vậy, nhiều cha mẹ đã sử dụng những cách tiếp cận sai lầm khi đối xử với con cái, tạo ra mâu thuẫn sau đó mới bắt đầu tự phản tỉnh và thay đổi cách tiếp xúc, làm dịu mối quan hệ.

 

Mối quan hệ giữa nhiều bậc cha mẹ và con cái không tốt khiến con cái muốn trốn chạy, bỏ nhà đi, thậm chí cắt đứt quan hệ với cha mẹ. Chúng cảm thấy cha mẹ không tốt, cha mẹ không công bằng với mình, cha mẹ không tôn trọng mình và rằng cha mẹ không hề yêu thương mình...

 

Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái đều có nhân quả. Nếu cách làm không đúng sẽ dễ khiến mối quan hệ trở nên căng thẳng.

 

Trong mối quan hệ này, tốt nhất đừng động đến 2 thứ, nếu làm được, mối quan hệ giữa đôi bên sẽ ngày càng tốt đẹp hơn.

 

1. Đừng thiên vị, đối xử tốt với con cái, bạn mới có thể nhận được những điều tốt nhất từ chúng


Nếu cha mẹ quá thiên vị một trong số những đứa con trong gia đình mà bỏ bê việc chăm sóc, quan tâm đến những đứa trẻ khác, thậm chí hoàn toàn phớt lờ, chỉ muốn dành tất cả những điều tốt đẹp và tình yêu cho đứa trẻ mà mình thích thì hậu quả sẽ rất nghiệm trọng. Sự bất công của cha mẹ sẽ dẫn đến sự oán giận của con cái.

 

Ảnh minh họa


Khi cảm thấy cha mẹ không hề yêu thương mình, không thích mình, thậm chí bỏ rơi mình, trẻ cũng sẽ tránh xa cha mẹ, không muốn ở gần cha mẹ, không muốn nói chuyện với cha mẹ và ngay khi cha mẹ già đi, chúng cũng không muốn phụng dưỡng cha mẹ.

 

Vì vậy, nếu cha mẹ không muốn con cái "trở mặt thành thù" thì đừng bao giờ thiên vị, cần quan tâm đến cảm nhận của mỗi đứa trẻ, đối xử tốt với chúng, để chúng cảm nhận được tình yêu công bằng của cha mẹ. Nếu không, khoảng cách giữa cha mẹ và con cái sẽ càng ngày càng nghiêm trọng.

 


2. Đừng lúc nào cũng cố gắng kiểm soát con cái, tôn trọng và buông bỏ mới là sự khôn ngoan


Giữa cha mẹ và con cái, nếu muốn có mối quan hệ tốt đẹp và tình cảm yêu thương nhau bền chặt hơn thì cha mẹ cũng cần phải học cách tôn trọng ý kiến của con, tôn trọng sự lựa chọn của con, buông bỏ cuộc sống của con một cách thích hợp và dành cho con cơ hội tự lựa chọn.

 

Nếu cha mẹ luôn muốn kiểm soát cuộc sống của con cái, lo lắng quá nhiều cho cuộc sống của chúng, khiến chúng không có quyền tự chọn lựa thì sự oán giận của con cái với cha mẹ cũng sẽ tăng lên.

 

Khi con cái lớn lên, đặc biệt là sau khi có việc làm hoặc có bạn đời, chúng muốn sống cuộc sống mà chúng thích. Vì vậy, với tư cách là cha mẹ, bạn không nên lo lắng hay can thiệp vào sự lựa chọn của con mà hãy tôn trọng ý kiến của con mình. Chỉ cần không có vấn đề gì lớn thì tốt nhất đừng quá lo lắng mà hãy học cách buông tay, con cháu tự có phúc của con cháu. Bạn không kiểm soát cuộc sống của chúng, tự nhiên giữa đôi bên sẽ không còn quá nhiều oán hận.

 

Ảnh minh họa

 

Khi con cái nhận được sự tôn trọng và thấu hiểu từ cha mẹ, chúng tự nhiên sẽ đối xử tốt với cha mẹ. Còn nếu cha mẹ lấy tình yêu là lý do để kiểm soát cuộc sống của con cái, không tôn trọng lựa chọn của chúng, mối quan hệ sẽ trở nên hết sức khó xử.

 

Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là sự phát triển lâu dài. Hãy nhìn nhận đúng cách bạn hòa hợp với con cái. Ngay cả khi xuất phát điểm của bạn tốt, bạn cũng cần cân nhắc đến cảm nhận của con, đó mới thực sự là vì con.

 

Theo Thanh niên Việt

Theo Sohu