Bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh bao lâu thì tự hết? Có nên xoa bướu huyết thanh không?
Nếu em bé của bạn được sinh ra với một khối bướu to trên đầu, tình trạng này được gọi là bướu huyết thanh và thường không đáng lo ngại. Vậy bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết và có nên xoa bướu cho trẻ không? Bạn có thể tìm hiểu các thông tin này trong bài viết dưới đây.
Cha mẹ có thể nhận biết con bị bướu huyết thanh bằng cách quan sát thấy đầu trẻ xuất hiện một vùng sưng nhẹ ở đỉnh đầu hoặc sau đầu ngay khi trẻ chào đời. Khối u này mềm, hơi sưng lên và trẻ không khóc khi cha mẹ chạm vào.
Áp lực tác động lên đầu thai nhi khi sinh dẫn đến vỡ các mạch máu nhỏ và hình thành bướu huyết thanh.
Những trẻ nào sinh ra dễ bị bướu huyết thanh?
Có một số yếu tố làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra bị bướu huyết thanh, bao gồm:
Ngôi thai ngược: Đầu trẻ nằm hướng lên trên và mông hoặc chân trẻ hướng xuống dưới.
Ngoài những trẻ sinh thường, trẻ trải qua quá trình sinh mổ cũng có thể bị bướu huyết thanh. Bướu huyết thanh có nguy hiểm không?
Bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh cũng không làm ảnh hưởng đến trí tuệ do phần máu tụ nằm ở dưới màng xương và không tiếp xúc với nhu mô não. Trong một số rất ít các trường hợp, trẻ bị vôi hóa bướu huyết thanh dẫn đến cần phẫu thuật can thiệp thẩm mỹ.
Điều đáng lưu ý nhất là trẻ có nguy cơ vàng da cao khi có bướu huyết thanh. Nguyên nhân là bởi cục bướu hình thành do tụ máu và quá trình tan bướu làm tăng sản xuất bilirubin. Lượng bilirubin cơ thể không đào thải kịp có thể gây vàng da cho trẻ. Nếu gặp tình trạng này, trẻ cần được theo dõi kỹ lưỡng các dấu hiệu vàng da và chiếu đèn hồng ngoại kịp thời.
2. Bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết?
Theo thời gian, khối bướu sẽ bị canxi hóa và dần cứng lại, phần giữa của bướu được cơ thể hấp thụ đầu tiên. Lúc này bướu sẽ trông giống như một miệng hố. Điều này là hoàn toàn bình thường, cha mẹ cũng không cần chăm sóc đặc biệt hay cho trẻ dùng thuốc để hỗ trợ tan bướu.
Cha mẹ không nên xoa khối bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh vì có thể gây nhiễm trùng hoặc xuất hiện các biến chứng khác.
Cha mẹ không nên xoa khối bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh vì có thể gây nhiễm trùng hoặc xuất hiện các biến chứng khác.
3. Có nên xoa bướu huyết thanh cho trẻ không?
4. Cha mẹ nên làm gì khi con sinh ra có bướu huyết thanh?
Theo dõi trẻ: Cần theo dõi thường xuyên các dấu hiệu biến chứng của bướu huyết thanh, bao gồm vàng da, da trẻ nhợt nhạt, xanh xao. Theo dõi và báo lại cho bác sĩ nếu đầu trẻ xuất hiện thêm khối u, khối u di chuyển hoặc chuyển màu.
Theo medlatec.vn |