Đừng để con mình hình thành 5 thói quen xấu này trong dịp nghỉ hè
Nếu trẻ mắc những thói quen xấu này trong dịp hè, khi đi học trở lại sẽ gây ra nhiều vất vả cho cha mẹ.
Nghỉ hè là khoảng thời gian trẻ có nhiều thời gian vui chơi nhất sau những ngày tháng học vất vả ở trường. Đó cũng là lý do mà nhiều phụ huynh có tâm lý để con mình "bung xõa" thoải mái. Thế nhưng, dù là nghỉ hè đi chăng nữa trẻ cũng cần có giới hạn, đặc biệt cần tránh để trẻ hình thành 5 thói quen xấu dưới đây:
1. Ngủ nướng
Tệ hơn nữa là khi kỳ nghỉ hè kết thúc, trẻ phải quay lại trường học, phải dậy sớm. Vì đồng hồ sinh học của trẻ đã thay đổi nên mất một thời gian để điều chỉnh trở lại. Đó là lý do vì sao ngủ nướng là thói quen xấu đầu tiên cần phải thay đổi trong kỳ nghỉ hè của trẻ.
Lời khuyên: Dù không cần thiết phải ép trẻ dậy lúc 6h sáng như lúc đi học ở trường nhưng cha mẹ cũng không được để trẻ thức quá khuya, dẫn tới việc trẻ ngủ nướng tới trưa. Trẻ cần thức dậy vào thời gian cố định hàng ngày thay vì để trẻ ngủ bao lâu tùy thích.
2. Ăn vặt quá nhiều
Lời khuyên:
Cũng giống như ngủ nướng, thỉnh thoảng cho trẻ ăn đồ ăn vặt thì không sao. Tuy nhiên, cha mẹ cần quản lý trẻ ăn cái gì, ăn vào lúc nào là phù hợp.
3. Lười vận động
Lời khuyên:
Khi cha mẹ rảnh rỗi vào cuối tuần, họ có thể đưa con đến công viên đi dạo, hoặc sắp xếp một số hoạt động thể dục, thậm chí mua sắm cũng có thể được coi là một "môn thể thao".
Khi cha mẹ phải đi làm cũng nên nhờ người chăm sóc đưa con đi chơi thường xuyên hơn, cũng có thể khuyến khích con chơi với những đứa trẻ cùng tuổi trong khu vực mình sinh sống.
4. Nghiện xem các thiết bị điện tử
Xem TV thực ra không phải là vấn đề lớn, chỉ cần có nhiều việc thú vị để làm thì trẻ sẽ không quá bị ám ảnh bởi các chương trình TV. Người ta nói rằng, trẻ em ngày nay rất ham xem TV, phần lớn là vì không có gì hấp dẫn hơn nó. Ngoài TV thì các thiết bị điện tử như điện thoại, ipad... cũng là những thứ rất hấp dẫn trẻ em.
Lời khuyên:
Cha mẹ cũng có thể nói với con rằng xem quá nhiều TV sẽ ảnh hưởng đến thị lực, trí thông minh, khả năng vận động, v.v. Đây là cách hiệu quả hơn việc chỉ nói "mẹ không cho phép con xem TV".
Tất nhiên, những lời nói này có thể không hiệu quả, trẻ không biết sợ, vì vậy cha mẹ nên thương lượng với trẻ, đưa ra một phương án mà 2 bên đều đồng tình.
Ví dụ:
Hãy để trẻ tự quyết định mình xem gì, xem trong thời gian bao lâu, miễn điều đó nằm trong phạm vi cho phép của cha mẹ.
Ảnh minh họa. 5. Bỏ bê việc ôn bài
Lời khuyên:
Cha mẹ hãy thảo luận với con về lịch trình trong ngày của mình, quy định thời gian học là khi nào, mỗi ngày cần hoàn thành những bài tập gì, việc sắp xếp này để trẻ tự linh hoạt xử lý.
|