Nếu bạn tuân thủ 10 điều này khi mang thai, con sinh ra sẽ xinh đẹp, khỏe mạnh
Trong quá trình mang thai người mẹ cần chú ý một số điều để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và con. Mang thai là khoảng thời gian đặc biệt đối với phụ nữ. Đối với những người làm mẹ lần đầu hoặc lần thứ 2, thứ 3 đi chăng nữa, họ vẫn luôn mong con của mình được xinh xắn, khỏe mạnh. Để chuẩn bị kỹ lưỡng cho quá trình mang thai, dưới đây là 10 điều cần chú ý mà người mẹ cần tuân thủ trong suốt thai kỳ.
1. Có chế độ dinh dưỡng cân bằng
Dinh dưỡng nạp vào khi mang thai liên quan trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và bé, việc kết hợp chế độ ăn uống hợp lý rất quan trọng.
Bà bầu nên tăng cường thực phẩm giàu protein, canxi, sắt và axit folic như thịt nạc, cá, các sản phẩm từ đậu nành, các sản phẩm từ sữa, rau lá xanh, v.v. Đồng thời, hạn chế ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều đường, tránh tăng cân quá mức, duy trì lượng đường trong máu ở mức bình thường.
2. Vận động với cường độ vừa phải
Tập thể dục đúng cách khi mang thai có thể tăng cường sức mạnh thể chất, cải thiện lưu thông máu và giảm bớt sự khó chịu khi mang thai.
Các bài tập được khuyến nghị bao gồm yoga, đi bộ, bơi lội và các hoạt động cường độ thấp khác. Bà bầu cần khởi động, thư giãn trước và sau mỗi lần tập, tránh vận động mạnh gây hại cho thai nhi.
Ảnh minh hoạ. 3. Ngủ đủ giấc
Chất lượng giấc ngủ vô cùng quan trọng đối với cả bà bầu và thai nhi. Ngủ đủ giấc, môi trường ngủ yên tĩnh, thoải mái có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ. Nếu buổi tối bà bầu ngủ không ngon giấc, họ có thể ngủ trưa bù vào hôm sau để bổ sung năng lượng.
4. Giữ tâm trạng vui vẻ
Sự ổn định về cảm xúc có tác động đáng kể đến sự phát triển của thai nhi. Bà bầu có thể thư giãn bằng cách nghe nhạc, đọc sách, vẽ tranh, v.v. Đồng thời, việc duy trì giao tiếp tốt với gia đình, bạn bè, chia sẻ niềm vui, nỗi lo khi mang thai cũng là cách hữu hiệu để giữ tâm trạng vui vẻ.
5. Khám thai định kỳ
Khám thai định kỳ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng phát triển của thai nhi, kịp thời phát hiện ra những bất thường sớm của cả người mẹ và em bé, từ đó có cách giải quyết tốt nhất.
6. Học hỏi kiến thức nuôi dạy con cái
Dù là làm mẹ lần đầu hay lần thứ 2 đi chăng nữa, kiến thức nuôi dạy con cái chưa bao giờ là thừa. Mỗi đứa trẻ sẽ có những cách nuôi dạy khác nhau. Bằng cách liên tục cập nhật kiến thức nuôi dạy con cái thông qua việc đọc sách, tìm hiểu kinh nghiệm dạy con từ người đi trước... người mẹ sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn cho những thử thách sắp tới.
Da có thể trở nên nhạy cảm hơn khi mang thai, vì vậy việc lựa chọn sản phẩm chăm sóc da phù hợp để chăm sóc hằng ngày là điều quan trọng.
Bà bầu hãy sử dụng những sản phẩm dịu nhẹ, không gây kích ứng và chú ý chống nắng để giữ cho làn da luôn đủ nước và độ ẩm.
Khi bụng bầu to dần, cơ thể sẽ trải qua nhiều thay đổi. Việc lựa chọn quần áo, giày dép rộng rãi, thoải mái không chỉ có thể làm giảm bớt sự khó chịu về thể chất mà còn cải thiện tâm trạng của bà bầu.
9. Sắp xếp công việc và nghỉ ngơi hợp lý
Áp lực công việc khi mang thai không nên quá cao. Bà bầu cần lên kế hoạch thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh đứng hoặc ngồi lâu, thực hiện các bài tập giãn cơ vào thời điểm thích hợp để giúp giảm bớt mệt mỏi về thể chất.
10. Tìm người hỗ trợ
Nếu bà bầu gặp khó khăn trong khi mang thai, họ nên nhờ người thân và gia đình giúp đỡ. Trong một số tình huống nhất định, có một người đáng tin cậy bên cạnh sẽ đỡ đần bà bầu rất nhiều thứ.
Tóm lại, trong suốt quá trình thai kỳ đòi hỏi bà bầu phải chú ý chăm sóc bản thân, không chỉ sức khỏe thể chất mà cả tinh thần. Nếu bà bầu có một thai kỳ vui vẻ, thoải mái, em bé sinh ra sẽ vui vẻ, khỏe mạnh.
|