Toán và huyền thoại về các con số. Toán và huyền thoại về các con số Thạc sĩ: Lê Thị Thanh Nga Một số trẻ mẫu giáo có thể đếm đến một số rất lớn, nhưng điều này không chứng tỏ rằng trẻ biết nhiều về toán học. Sự thật thì có thể trẻ chỉ đơn thuần nhớ một dãy từ. Hơn nữa chúng cần nhớ rằng trẻ chỉ có thể học toán khi nó đã biết đếm, nhưng đếm cũng là một thao tác của toán học. Trẻ có thể học đếm từ những bộ phận trên cơ thể của trẻ, học từ những kinh nghiệm hàng ngày về độ dài, số lượng, thời gian, nhiệt độ, tiền bạc và nhiều thứ khác. Thông qua các hoạt động thực hành, trẻ phát triển hiểu biết của mình về toán học. Người lớn chúng ta nên nhận thức rằng những trò chơi như phân loại và xếp các đối tượng thành dãy là những kinh nghiệm toán học đầu tiên của trẻ Trong sinh hoạt hằng ngày luôn có số lượng lớn các cơ hội để trẻ bắt đầu làm quen với con số. Sau đây là một số tình hướng có thể sử dụng hiệu quả trong việc dạy trẻ đếm. 1. Cho trẻ tự kể về mình: Trẻ thường rất tự hào khi tự mình nói ra địa chỉ và số diện thoại của nhà mình. Trẻ có thể biết tuổi của mình, ngay cả khi nó còn rất nhỏ. Trẻ cũng rất muốn biết chiều cao và cân nặng của mình. Trẻ học nhận biết, kích cỡ quần áo của mình, và có thê đóan bộ quần áo nào vừa hay không vừa đối với nó ( đây là những quan niệm về quan hệ kích thước, không gian đầu tiên của trẻ ) 2. Cho trẻ tham gia vào việc nấu ăn Trẻ thường thấy người lớn đổ thứ này qua thứ khác đo lường phân chia và đọc các loại nhãn hiệu mỗi lần chuẩn bị bữa ăn. Có thể thu hút trẻ tham gia vào những hoạt động nấu ăn như thế. Trước hết chúng ta có thể cho trẻ dùng những muỗng gỗ khoái bột, đường trong những cái tô nhựa. Có thể hướng dẫn trẻ từng bước theo công thức nấu ăn, cần nhắc trẻ nhớ rằng cái gì vẫn còn quá nóng thì không nên sờ vào và không nên ăn ngay. 3. Cho trẻ tham gia vào việc quản lí tiền bạc. Nên cho trẻ được phép sờ, đếm, phân loại, để dành và sử dụng tiền. Trẻ sẽ nhận thức được giá trị của tiền bạc khi chúng ta cùng trẻ đi mua sắm, chỉ cho trẻ thấy phải trả bao nhiêu tiền cho món đồ cần mua, có thể tiết kiệm bao nhiêu tiền khi mua những món hàng giảm giá. Khi lớn hơn trẻ cần hiểu bố mẹ đã làm việc vất vả như thế nào để kiếm tiền. 4. Yêu cầu trẻ tham gia làm việc nhà Các công việc trong nhà cho trẻ rất nhiều cơ hội để học các kĩ năng toán học cơ bản. Trẻ có thể quan sát khi người lớn đo các cạnh cửa, treo một bức tranh trên tường. Trẻ có thể giúp người lớn lập một danh sách các dụng cụ cần thiết để hoàn thành một công việc nào đó . Các họat động hằng ngày chẳng hạn như đặt giờ báo thức, sắp xếp bàn ăn…là những cơ hội giúp trẻ luyện đếm và làm quen với những con số Tham gia các trò chơi: trẻ thường rất thích chơi ( ví dụ chơi đô – mi – nô chạy đua), đo khoảng cách sau khi đánh một quả bóng), cần giúp trẻ thực hiện các hành động tương tự hoặc chơi thể thao. Khi trẻ chơi giả bộ, chúng có thể sáng tạo ra những tình huống tương tự như cuộc sống, chẳng hạn chúng có thể kiểm tra lịch trình của xe buýt, đo lường nhiên liệu cần thiết cho chuyến đi dài. Thỉnh thoảng có thể cho trẻ đọc một số câu chuyện, trong đó có rất nhiều thông tin về số và đếm. Các trò chơi đó và xây dựng cũng chứa rất nhiều thông tin về các khái niêm tóan học và có thể thu hút nhiều trẻ tham gia vào trò chơi. 5. Dạy trẻ nhớ số nhà và số điện thọai của gia đình Để giúp trẻ dễ dàng hơn trong việc ghi nhớ các con số , chúng ta có thể hướng dẫn trẻ ghi nhớ số nhà và số điện thoại của gia đình mình. Một số trò chơi có thể giúp trẻ ghi nhớ số nhà và số điện thoại của gia đình mình. Trò chơi những ngôi nhà vui vẻ: giáo viên cắt từng mảnh giấy trắng ( có thể dùng mặt sau của những tờ lịch cũ) hình thành ngôi nhà . Cho trẻ tự trang trí ngôi nhà sao cho có vẽ giống như ngôi nhà thật của trẻ nhất. Dưới mỗi ngôi nhà , giáo viên kẻ một khung hình và viết vào đó địa chỉ của trẻ . Phía trên mái của mỗi ngôi nhà giáo viên cũng kẻ một khung hình và viết tên của trẻ vào đó . Sau khi trẻ đã trang trí xong ngôi nhà của mình, giáo viên cắt rời mái nhà ra khỏi ngôi nhà. Hướng dẫn trẻ nhớ địa chỉ nhà mình ( ghi nhận các con số và một số chữ cái cần thiết về tên đường, ghi nhớ tên của mình , nhận mặt chữ cái). Cho trẻ tìm nhà và lắp mái nhà của mình vào thân nhà. Thực hiện tương tự khi giúp trẻ ghi nhớ số điện thoại của nhà mình. Thay hình ngôi nhà bằng hình một cái điện thoại ( có ống nghe và có phím số riêng biệt). Số điện thoại của gia đình trẻ được ghi ở phần phím số . Tên trẻ ghi ở ống nghe. Giáo viên cũng cắt rời phần ống nghe với phần ghi số để cho trẻ lựa chọn và giáp lại với nhau. Trò chơi nhà của tôi: Cắt sẵn hình ngôi nhà từ giấy trắng khổ lớn ( có thể dùng những tờ sau của tờ lịch cũ). Cho trẻ tự trang trí ngôi nhà của mình . Hướng dẫn trẻ viết số nhà của mình lên cánh cửa ra vào . Sau đó cho trẻ viết lại số nhà của mình vào một tấm bìa khác . Giáo viên gạch một khe nhỏ lên cửa của mỗi ngôi nhà . Treo những ngôi nhà của trẻ dọc hai bên tường . Khi chơi trẻ sẽ tìm tấm bìa viết số nhà của mình và gắn tấm bìa vào khe hở trên cánh cửa. So sánh các con số xem thử mình đã tìm đúng nhà chưa Trò chơi sổ danh bạ điện thoại của lớp: Giáo viên hướng dẫn trẻ cùng lập một sổ danh bạ điện thoại cho cả lớp. Dành cho mỗi trẻ một trang. Đầu trang giáo viên viết tên trẻ, địa chỉ nhà và số điện thoại của gia đình trẻ. Có thể dán một ảnh của trẻ vào bên cạnh tên của nó. Đề nghị phụ huynh mang vào cho mỗi trẻ một cái phong bì vào đúng trang địa chỉ của mỗi cháu. Giáo viên hướng dẫn trẻ viết tên mình và điạ chỉ nhà vào góc trái của phong bì. Hướng dẫn trẻ viết một bức thư cho người nào mà trẻ yêu mến nhất trong gia đình ( bằng bất kì kí tự nào mà trẻ có thể viết ra). Hướng dẫn trẻ ghi tên người nhận và một lần nữa ghi địa chỉ nhà mình vào góc dưới của cái phong bì. Buổi chiều khi phụ huynh đón cháu, giáo viên gởi thư của trẻ cho phụ huynh. Cả người lớn và trẻ con đều rất thích thú Giáo viên hướng dẫn trẻ cùng lập một sổ danh bạ điện thoại cho cả lớp. Dành cho mỗi trẻ một trang . Đầu trang giáo viên viết tên trẻ, địa chỉ nhà và số điện thoại của gia đình trẻ. Có thể dán một ảnh của trẻ vào bên cạnh tên của nó. Đề nghị phụ huynh mang vào cho mỗi trẻ một cái phong bì vào đúng trang địa chỉ của mỗi cháu. Giáo viên hướng dẫn trẻ viết tên mình và điạ chỉ nhà vào góc trái của phong bì. Hướng dẫn trẻ viết một bức thư cho người nào mà trẻ yêu mến nhất trong gia đình ( bằng bất kì kí tự nào mà trẻ có thể viết ra). Hướng dẫn trẻ ghi tên người nhận và một lần nữa ghi địa chỉ nhà mình vào góc dưới của cái phong bì. Buổi chiều khi phụ huynh đón cháu, giáo viên gởi thư của trẻ cho phụ huynh. Cả người lớn và trẻ con đều rất thích thú. Trò chơi địa chỉ nhà tôi: Dùng những cái hộp giấy cũ để thiết kế thành những ngôi nhà . Cho trẻ viết số nhà của mình lên những tấm bìa và gắn lên mái nhà . Cho trẻ xếp nhà thành một dãy phố. Giờ chơi cho trẻ tìm nhà của mình và đọc số nhà của mình cho các bạn nghe 6. Tổ chức cho trẻ đi du lịch Một chuyến đi chơi ngắn cũng mang lại cho trẻ những kinh nghiệm tóan học. Có thể cho trẻ đếm số xe buýt chạy qua cửa xe, đọc số xe, số nhà hai bên đường… 7. Tổ chức một số họat động khác - Phân loại: có thể dùnh nhiều vật liệu khác nhau cho trẻ phân loại và sau đó đếm chúng : áo , đá, sợi mì…Nên dùng những sợi mì nguyên chất, vì có thể cho trẻ nhúng sợi mì vào những những màu khác nhau và sau đó cho trẻ chọn cặp các sợi mì theo màu sắc và đếm theo cặp. - Làm lọ số : có thể dùng nhiều loại vật liệu khác nhau cho họat động này. Đó là những hộp đựng bơ cũ, hộp quà nhỏ, thậm chí là một loại vật dụng nhỏ bất kì có thể đựng đồ được. Những cái lọ dừa được cắt làm hai nửa để làm hai cái bát, cần mười cái hộp nhỏ. Trên mỗi hộp dán một chữ số ( từ 1 đến 10). Cho trẻ bỏ số lượng đồ vật vào hộp tương ứng với chữ số trên mỗi hộp. Ví dụ bỏ 10 cái áo vào hộp có chữ số 10 - Làm chữ số: có thể dùng các nguyên vật liệu khác nhau để làm chữ số và cho trẻ sờ các loại chữ số khác nhau, cho trẻ cắt chữ số giấy nhám , da thú giả, bìa cac tông, cao su…và các loại nguyên vật liệu khác - Cũng có thể cho trẻ cắt chữ số từ giấy các tông, sau đó giúp trẻ dùng sơn nước sơn lên các chữ số, hoặc có thể dùng bình bơm sơn để sơn các chữ số.
|