Gợi ý điều nên làm khi kỷ luật đứa trẻ hư
Nhiều bậc cha mẹ và giáo viên gặp khó khăn trong việc tìm ra cách đối phó với những đứa trẻ hư hỏng.
Không chỉ sự nuông chiều của cha mẹ, nhiều nguyên nhân khác cũng thể góp phần dẫn đến hành vi hư hỏng của trẻ. (Ảnh: ITN).
Theo lẽ thường, để con cái được hạnh phúc, một số bậc cha mẹ đáp ứng mọi yêu cầu của chúng và cho chúng nhiều đặc quyền. Nhưng điều này có thể làm hư con, khiến chúng trở nên ích kỷ và bướng bỉnh. Thuật ngữ "đứa trẻ hư" dùng để chỉ những đứa trẻ chưa trưởng thành, xấu tính và có những hành vi bạo lực, không phù hợp. Những hành vi này hầu hết bắt nguồn từ việc cha mẹ quá nuông chiều hoặc cha mẹ không có khả năng đặt ra những ranh giới và quy tắc phù hợp cho trẻ. Một đứa trẻ cư xử không đúng mực và không được kiểm soát có thể trở nên khó giải quyết hơn sau này.
Lý do trẻ trở nên khó ưa
- Đáp ứng mọi nhu cầu của trẻ và không đặt ra ranh giới cũng như giới hạn phù hợp với lứa tuổi. - Sống trong môi trường ít có sự tương tác giữa các thành viên trong gia đình. - Là con một trong gia đình nên thường được cha mẹ bảo bọc quá mức. - Bảo vệ trẻ liên tục và không để chúng phải gánh chịu hậu quả từ hành động của mình. - Cung cấp cho trẻ phần thưởng và lời khen ngợi quá thường xuyên. - Thiếu kỷ luật ở nhà.
Dấu hiệu của một đứa trẻ hư
Trẻ hư có xu hướng thiếu kiên nhẫn và thường chỉ coi mình là trung tâm. Chúng thường sử dụng các phương pháp lôi kéo để đạt được điều mình muốn. Hành vi này có thể khiến chúng gặp rắc rối trong môi trường xã hội, vì vậy cha mẹ phải thực hiện các bước để hướng dẫn chúng nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào được đề cập dưới đây. Trẻ phản ứng một cách giận dữ hoặc nổi cơn thịnh nộ: Những đứa trẻ hư hỏng thường có biểu hiện hung hăng. Chúng có thể tạo ra rủi ro cho bản thân và những người xung quanh. Chúng phản ứng thất vọng khi nhu cầu của mình không được đáp ứng và từ chối lắng nghe bất cứ điều gì được nói ra. Vì không thể hiểu và xử lý cảm xúc của mình nên chúng thường thể hiện những hành vi giận dữ như la hét, khóc lóc, đánh và cắn. Trẻ không bao giờ hài lòng: Bạn cho chúng những thứ cần thiết nhưng chúng lại muốn nhiều hơn nữa. Chúng không bao giờ biết ơn những gì đang có và mong đợi cha mẹ làm được nhiều hơn thế. Trẻ không tôn trọng người khác: Trong ý nghĩ của một đứa trẻ hư hỏng, mọi người đều phải phục vụ mình. Trẻ không tôn trọng thầy cô, bạn bè và mọi người trong cộng đồng. Trẻ cũng không đồng cảm với người khác và thường đòi hỏi quá nhiều.
Phương pháp kỷ luật dành cho trẻ hư
Thay vì thể hiện sự giận dữ trước hành vi không phù hợp của con, hãy giữ bình tĩnh và đánh lạc hướng chúng bằng những thứ khác xung quanh. Ví dụ, tìm một hoạt động thay thế để con bạn làm hoặc giao cho chúng thứ gì đó khiến chúng bận rộn. Tranh cãi với trẻ sẽ chỉ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Thay vào đó, hãy nói chuyện với chúng một cách bình tĩnh và tôn trọng, hoặc phớt lờ chúng một lúc và quay lại khi chúng bình tĩnh và sẵn sàng nói chuyện. Những đứa trẻ có mối liên hệ lành mạnh với cha mẹ sẽ chia sẻ những vấn đề của mình và thoải mái trò chuyện. Hãy cố gắng nuôi dưỡng sự gắn kết giữa cha mẹ và con thông qua những hoạt động đơn giản tại nhà. Khi cảm thấy thoải mái để chia sẻ cảm xúc và tình cảm của mình với cha mẹ, trẻ sẽ có cảm xúc mạnh mẽ để giải quyết mọi tình huống.
Hãy ngồi xuống cùng con và tạo ra một thói quen cũng như một số quy tắc mà mọi thành viên trong gia đình phải tuân theo. Hãy làm gương và cho con thấy cuộc sống trở nên dễ dàng hơn như thế nào khi mọi người chia sẻ mọi việc với nhau. Việc tạo ra một thói quen như vậy cũng sẽ khiến trẻ tôn trọng kỷ luật. Cố gắng duy trì hòa bình và tạo ra một môi trường hạnh phúc ở nhà. Con sẽ có xu hướng cư xử tốt hơn khi nhìn thấy mọi người trong gia đình hạnh phúc và hòa thuận với nhau. Nếu bạn dung túng hành vi của con mình và phớt lờ nó bằng cách nói rằng chúng còn quá nhỏ để hiểu, bạn có thể đang chuốc lấy rắc rối cho cuộc sống sau này. Hãy làm cho trẻ nhận ra và giải thích cho chúng rằng hành vi sai trái sẽ gây ra hậu quả và đảm bảo rằng hậu quả là có thật. Đừng hình thành thói quen tung hô con mình quá mức. Hãy ủng hộ những gì chúng làm, nhưng nếu chúng thể hiện một số hành vi không đúng,. Hãy hướng dẫn chúng khi nào nên dừng lại và làm cho chúng hiểu rằng hành vi đó có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ với những người xung quanh. Hãy sửa sai khi trẻ làm sai hoặc khi cha mẹ phát hiện trẻ gian lận.
Theo Afamily.vn Theo momjunction.com Theo Giáo dục và Thời đại
|