Khi nào trẻ sơ sinh đi ngoài thành khuôn và trẻ đi ngoài như thế nào là bất thường
Giai đoạn đầu đời, cơ thể của trẻ sơ sinh phát triển rất nhanh chóng, trong đó có sự hoàn thiện hệ tiêu hóa với những thay đổi về đặc điểm của phân khi trẻ đi ngoài. Đây là mối bận tâm chung của các bậc cha mẹ. Vậy khi nào trẻ sơ sinh đi ngoài thành khuôn, nội dung dưới đây sẽ là lời giải đáp để các bậc cha mẹ tham khảo.
1. Quá trình phát triển hệ tiêu hóa ở trẻ sơ sinh
Hệ tiêu hóa của trẻ trong những ngày tháng đầu đời còn hoàn chỉnh nên phân của trẻ chưa định hình về kết cấu
- Giai đoạn hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện Trẻ sơ sinh mới sinh ra có hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh. Dạ dày của trẻ sơ sinh còn nhỏ và chưa thể thực hiện các quá trình tiêu hóa như ở người lớn nên thức ăn cũng chưa thể được xử lý hiệu quả. - Giai đoạn phân su Ngay sau khi sinh, trẻ sẽ đi ngoài phân su. Phân su đặc, dính, là kết quả của việc trẻ đã nuốt nước ối và hệ tiêu hóa đã tạo ra chất phân đặc biệt này khi trẻ còn trong tử cung của mẹ. - Chuyển dịch màu và kết cấu phần Trong những ngày tiếp theo, phân của trẻ sẽ mềm hơn và chuyển sang màu xanh lá cây hoặc vàng. - Hệ tiêu hóa phát triển Theo thời gian, hệ tiêu hóa của trẻ sẽ phát triển ngày càng hoàn thiện. Dạ dày và ruột của trẻ cũng thích nghi hơn với quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thụ dưỡng chất. Điều này giúp cho phân của trẻ khi đại tiện sẽ ổn định khuôn dần dần.
2. Khi nào trẻ sơ sinh đi ngoài thành khuôn và trường hợp nào cần lo lắng về tình trạng đi ngoài của trẻ?
Sự thay đổi về kết cấu phân của trẻ song song với quá trình hoàn thiện hệ tiêu hóa Màu sắc và tính chất phân của trẻ sẽ được quyết định bởi lượng thức ăn hàng ngày. Tuy nhiên với trẻ sơ sinh, nguồn dinh dưỡng chính là sữa - thức ăn dạng lỏng nên trẻ thường đi ngoài phân lỏng, chưa thành khuôn trong những tháng đầu đời. Vậy thời điểm nào trẻ sơ sinh đi ngoài thành khuôn? Các chuyên gia cho rằng thời kỳ các bé bắt đầu ăn dặm cơ thể trẻ được bổ sung thêm lượng lớn chất xơ và nhu động ruột hoạt động chậm lại là lúc này phân của trẻ có kết cấu khuôn rõ ràng nhất. Ngoài ra, thời gian đi ngoài thành khuôn ở trẻ sơ sinh bú mẹ và dùng sữa ngoài sẽ có khác biệt. Cụ thể: - Đối với trẻ sơ sinh chỉ bú sữa mẹ Trẻ thường đi ngoài phân lỏng dạng nước hoặc sền sệt mỗi ngày 2 - 8 lần. Bắt đầu từ sau tuần thứ 6, thể tích lòng ruột của trẻ tăng và trẻ cũng bắt đầu giai đoạn táo bón nên đi ngoài thành khuôn. Ở giai đoạn bị táo, phân của trẻ sẽ dẻo và đặc hơn, tần suất đi ngoài của trẻ giảm xuống, thường 5 - 7 ngày trẻ mới đi ngoài 1 lần. Sau mốc này, trẻ lại tiếp tục đi ngoài không thành khuôn. - Đối với trẻ sơ sinh chỉ dùng sữa công thức So với trẻ bú mẹ thì trẻ dùng sữa công thức có số lần đi ngoài ít hơn. Trung bình, mỗi ngày trẻ chỉ đi ngoài 1 - 2 lần, phân có tính chất đặc và dẻo, mùi thối và có khuôn sớm. Nói chung, thời điểm khi nào trẻ sơ sinh đi ngoài thành khuôn không có một mốc chung mà sẽ khác nhau tùy theo hệ tiêu hóa của từng trẻ. Hệ tiêu hóa càng nhanh phát triển và hoàn thiện thì thời điểm phân định hình khuôn càng sớm.
Thời điểm khi nào trẻ sơ sinh đi ngoài thành khuôn phụ thuộc vào việc trẻ dùng sữa công thức hay sữa mẹ và sự hoàn thiện của hệ tiêu hóa
Việc phân của trẻ sơ sinh có kết cấu thành khuôn là một phần tất yếu trong quá trình phát triển hệ tiêu hóa. Quá trình này có thể biến đổi tùy theo từng trường hợp và cha mẹ nếu băn khoăn khi nào trẻ sơ sinh đi ngoài thành khuôn thì cha mẹ không cần lo lắng. Chỉ cần phân của trẻ có kết cấu và màu sắc bình thường thì cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm về sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ. Nếu vẫn lo lắng về kết cấu của phân hay thấy con có dấu hiệu bất thường khác thì cha mẹ nên cho trẻ đến khám bác sĩ Nhi khoa để được đánh giá đúng.
2.2. Khi nào cha mẹ cần lo lắng về tình trạng đi ngoài của trẻ?
- Phân có máu, có màu xám, trắng hoặc màu sắc bất thường khác. - Tiêu chảy nghiêm trọng và trẻ bị mất nước. - Táo bón nhiều ngày khiến trẻ quấy khóc, khó chịu vì đau. - Tần suất đi ngoài khác thường. - Dấu hiệu bất thường khác: đau bên hông, sưng bên hông, xuất hiện các vết thâm hoặc mệt mỏi.
Theo medlatec.vn
|