Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Mẹo chữa tật gắt ngủ ở trẻ sơ sinh giúp con khoẻ mẹn nhàn


 

Trẻ sơ sinh thường gặp phải tình trạng tật gắt ngủ, điều này không chỉ khiến trẻ khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà còn khiến cha mẹ mệt mỏi về tâm lý. Một số mẹo chữa tật gắt ngủ ở trẻ sơ sinh được giới thiệu dưới đây sẽ giúp trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ và cha mẹ cũng cảm thấy thoải mái hơn trong hành trình nuôi con của mình.

 

1. Nguyên nhân gắt ngủ ở trẻ sơ sinh


Trước khi tìm hiểu về mẹo chữa tật gắt ngủ, chúng ta cần hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này ở trẻ:

- Chu kỳ ngủ ngắn và thất thường

Trẻ sơ sinh thường có chu kỳ ngủ ngắn và thường thức dậy vào ban đêm để ăn hoặc thay bỉm. Điều này tuy là rất bình thường trong quá trình phát triển của trẻ nhưng lại có thể gây ra tật gắt ngủ khiến cả trẻ và bố mẹ đều khó chịu.

 

Chu kỳ ngủ ngắn và thất thường có thể khiến trẻ sơ sinh gắt ngủ

 

- Vấn đề tiêu hóa

Một số trẻ sơ sinh có vấn đề về tiêu hóa bao gồm tiêu chảy, táo bón hoặc cảm giác đầy bụng sau khi ăn. Cảm giác này có thể khiến trẻ cảm thấy không thoải khi đi vào giấc ngủ nên bị gắt ngủ.

- Quá no hoặc quá đói

Trẻ sơ sinh có thể thức dậy và khó ngủ nếu trẻ cảm thấy đói hoặc quá no. Điều này có thể xảy ra khi lịch trình ăn uống của trẻ không đều đặn hoặc trẻ không được cung cấp đủ lượng thức ăn theo nhu cầu trước khi đi ngủ.

- Môi trường ngủ không tốt

Môi trường ngủ của bé cũng đóng vai trò quan trọng cho giấc ngủ chất lượng. Ánh sáng mạnh, tiếng ồn hoặc nhiệt độ phòng không thích hợp có thể khiến trẻ gắt ngủ.

- Vấn đề sức khỏe

Một số trẻ sơ sinh có vấn đề về sức khỏe như cảm lạnh, viêm họng hoặc vết thương do tiêm chủng,...

 

2. Mẹo chữa tật gắt ngủ ở trẻ sơ sinh giúp bé khỏe mẹ nhàn


Sau khi đã nắm rõ nguyên nhân tạo nên tật gắt ngủ thì bố mẹ có thể áp dụng một số mẹo chữa tật gắt ngủ ở trẻ sơ sinh sau đây để giúp bé ngủ ngon và mẹ cũng thấy thoải mái hơn:

 

2.1. Xây dựng lịch trình ngủ hợp lý


Cha mẹ hãy tạo một lịch trình ngủ cố định giúp bé thích nghi dễ dàng với chu kỳ ngủ của mình. Điều này giúp bé thiết lập thói quen ngủ đều đặn và cân bằng giữa giấc ngủ ban đêm và giấc ngủ ban ngày. Để xây dựng được lịch ngủ phù hợp và khoa học dành cho trẻ, cha mẹ cần:

 

Xây dựng lịch ngủ hợp lý để tránh trẻ bị thức quá sức là mẹo chữa tật gắt ngủ ở trẻ sơ sinh

 

- Quan sát chu kỳ ngủ của bé: quan sát chu kỳ tự nhiên của bé trong đó lưu ý thời gian bé thức dậy và thời gian mà trẻ có dấu hiệu buồn ngủ.

- Xác định thời gian ngủ ban đêm: đưa ra thời gian ngủ ban đêm cho trẻ dựa trên sự cân bằng giữa nhu cầu của trẻ và lịch trình của gia đình.

- Xác định thời gian ngủ ban ngày: chia thời gian ngủ ban ngày thành các buổi ngủ ngắn, dựa trên chu kỳ tự nhiên của trẻ.

- Giữ lịch trình đều đặn: cố gắng để bé ngủ và thức dậy vào cùng một thời gian nhất định trong ngày và cứ vậy lặp đi lặp lại mỗi ngày để thiết lập thói quen ngủ cho trẻ.

- Nhận biết tín hiệu ngủ để đưa trẻ vào giấc ngủ.

Thói quen ngủ đều đặn sẽ giúp trẻ tự dự đoán được thời gian đi ngủ và thức dậy. Lúc này, cha mẹ chỉ cần quan sát các dấu hiệu buồn ngủ của con như: dụi mắt, ngáp,... để đưa con vào giường ngủ đúng giờ thì trẻ sẽ giảm dần tình trạng gắt ngủ.

 

2.2. Tạo môi trường ngủ thoải mái và an toàn


Lựa chọn nơi ngủ cho trẻ cũng là mẹo chữa tật gắt ngủ ở trẻ sơ sinh rất hiệu quả. Cha mẹ nên cho con ngủ trong môi trường yên tĩnh, thoáng đãng, không quá sáng và có nhiệt độ phòng ổn định. Hãy chọn cho trẻ tấm ga trải giường mềm, thoải mái để trẻ cảm thấy an toàn và dễ chịu khi ngủ.

Yếu tố nhiệt độ phòng cũng rất quan trọng để trẻ có giấc ngủ ngon. Vì thế cha mẹ cần thiết lập nhiệt độ phòng không quá nóng hoặc quá lạnh. Sử dụng điều hòa hoặc quạt để điều chỉnh nhiệt độ phù hợp cho bé.

 

2.3. Tạo lập trình tự ngủ


Cha mẹ hãy tạo lập trình tự ngủ cho trẻ bằng cách tạo ra một số hoạt động được thực hiện trước giờ đi ngủ như: tắm, đọc truyện, nghe nhạc,... để thực hiện hàng ngày, lặp đi lặp lại. Khi đã làm quen với trình tự này, trẻ sẽ tự nhận biết giờ đi ngủ và chuẩn bị được tâm lý tốt nhất cho giấc ngủ.

 

Cho trẻ cảm giác an toàn và môi trường ngủ thoải mái sẽ giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ

 

2.4. Đảm bảo an tâm và an toàn ngủ


Ngoài ra, an ủi, tạo tâm lý an toàn trước giờ ngủ cũng là một mẹo chữa tật gắt ngủ ở trẻ sơ sinh. Cha mẹ có thể trò chuyện với bé bằng giọng điệu nhẹ nhàng và yêu thương trước khi ngủ. Giọng nói của cha mẹ có thể xoa dịu và giúp trẻ cảm thấy an toàn. Khoảng thời gian trước giờ đi ngủ này chính là cơ hội tốt để tạo kết nối giữa cha mẹ với trẻ, giúp trẻ chủ động đến với giấc ngủ trong trạng thái thoải mái nhất.

Có một mẹo chữa tật gắt ngủ ở trẻ sơ sinh rất đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả nữa là hãy cho trẻ làm quen để có một đồ vật yêu thích ngủ cùng trẻ. Khi trẻ có một người bạn mà mình thích ngủ cùng, trẻ sẽ có cảm giác an toàn trong giấc ngủ.

 

2.5. Không quên vấn đề dinh dưỡng


Thực hiện theo lịch trình ăn cố định và đảm bảo rằng trẻ được cung cấp đủ thức ăn trước giờ đi ngủ sẽ giúp trẻ có cảm giác no bụng và thoải mái để đi ngủ. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần lưu ý rằng, không nên để cho trẻ ăn quá no hay quá đói vì đây đều là những tình huống gây khó ngủ cho trẻ.

Những mẹo chữa tật gắt ngủ ở trẻ sơ sinh trên đây không chỉ giúp bé thoải mái trước giờ ngủ mà còn tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa trẻ và bố mẹ, giúp trẻ có một giấc ngủ ngon để khi thức giấc, trẻ tự tin và vui vẻ khám phá thế giới mới xung quanh mình.

Không phải mẹo chữa tật gắt ngủ ở trẻ sơ sinh nào cũng phù hợp với mọi trẻ, vì thế, cha mẹ cần căn cứ trên nhu cầu của con mình, có thể cần thử nhiều biện pháp thì mới tìm ra cách phù hợp nhất cho con mình. Dù áp dụng mẹo chữa tật gắt ngủ ở trẻ sơ sinh nào thì điều quan trọng là cha mẹ cần kiên nhẫn và quan tâm đến sự thoải mái của trẻ, có như vậy trẻ mới có được giấc ngủ dễ dàng và chất lượng.

 

 

Theo medlatec.vn