3 bộ phận ba mẹ nên massage mỗi ngày cho con, giúp bé ăn ngoan và ngủ sâu giấc
Massage cho trẻ sơ sinh đúng cách sẽ kích thích bé phát triển toàn diện từ thể chất, trí tuệ, kết nối tình yêu thương giữa mẹ và bé.
Một số tác dụng của việc massage có thể kể đến như: Khuyến khích sự tương tác giữa cha mẹ và con cái; Giúp bé thư giãn và dễ ngủ; Ảnh hưởng tích cực đến các hormone giúp kiểm soát căng thẳng cho bé; Giảm quấy khóc. Dưới đây là 3 bộ phận ba mẹ nên thường xuyên massage cho con:
1. Massage bàn tay giúp trẻ phát triển não bộ và thông minh hơn
Trẻ sơ sinh thường có thói quen nắm chặt bàn tay. Các mẹ có thể giúp trẻ thả lỏng bàn tay bằng cách mở nhẹ nhàng bàn tay của trẻ. Sau đó, các mẹ khéo léo massage tay của bé theo thứ tự từ trên xuống dưới. Theo thời gian, so với các bạn cùng lứa tuổi, trẻ sẽ nhanh chóng học được cách kiểm soát bàn tay, thể hiện sự khéo léo khi cầm, nắm đồ vật, ném đồ vật hoặc bốc thức ăn.
2. Massage bụng giúp trẻ phát triển hệ tiêu hóa, ăn ngon miệng
Các mẹ có thể đặt trẻ nằm trên giường, thuận theo quỹ đạo vận động của ruột kết, nhẹ nhàng tiến hành massage. Phương pháp này sử dụng nguồn lực bên ngoài hỗ trợ dạ dày hoạt động. Mỗi khi các mẹ massage bụng cho trẻ, thời gian không nên kéo dài. Mỗi lần massage khoảng 10 phút là hợp lý. Các mẹ nên chú ý, không nên massage bụng khi trẻ ăn no, bởi điều này sẽ gia tăng áp lực lên dạ dày của trẻ.
3. Massage bắp chân giúp trẻ phát triển chiều cao
Massage bắp chân cho trẻ cần đặc biệt lưu ý, các mẹ không nên kéo thẳng chân cong của trẻ sơ sinh. Các mẹ phải massage thuận theo độ cong tự nhiên của bắp chân trẻ nhỏ. Khi các mẹ massage cho trẻ, cần nhẹ nhàng theo vòng tròn, từ cẳng chân cho đến bắp chân của trẻ.
Làn da của trẻ nhỏ rất mềm mại, non nớt. Trước khi massage cho trẻ, các mẹ phải rửa tay sạch sẽ, lưu ý về thời gian và lực massage. Mỗi lần massage là khoảng 10 phút. Nếu trẻ kháng cự và không thoải mái khi được massage, các mẹ nên dừng lại và thử vào những lần tiếp theo.
Một số lưu ý khi massage cho trẻ nhỏ
- Khi massage cho trẻ không nên đeo đồ trang sức để tránh làm trẻ lạnh hoặc làm tổn thương đến làn da của bé. - Nên xoa hai bàn tay vào nhau cho nóng lên để giúp các vết sần, thô ráp trên bàn tay trở nên mềm mại hơn trước khi massage cho trẻ. - Nếu trẻ có bệnh thì nên dừng việc massage mà đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra kịp thời. Những trường hợp tuyệt đối không nên massage cho trẻ - Khi trẻ mới bị gãy xương. - Trẻ bị tổn thương ngoài da, loét, chảy máu. - Trẻ bị bỏng. - Trẻ có bệnh cấp tính, bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng. - Trẻ biểu hiện hoảng sợ, khóc thét lên khi massage, cần điều chỉnh lại kỹ thuật. Nếu trẻ vẫn không bớt khóc, cần phải dừng lại.
Theo Afamily.vn Theo Tổ Quốc
|