6 mẹo dân gian trị đau đầu cho bà bầu an toàn không dùng thuốc Trong suốt thai kỳ sức khỏe của mẹ bầu luôn nhạy cảm do những sinh lý thay đổi trong thai kỳ. Những cơn đau đầu là một trong những lý do khiến mẹ bầu mệt mỏi, uể oải, khó chịu. Dưới đây sẽ là 6 mẹo dân gian trị đau đầu cho bà bầu an toàn không dùng thuốc. Các loại thuốc sử dụng cho bà bầu đều có thể tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Vì vậy những mẹo dân gian trị đau đầu cho bà bầu là biện pháp an toàn hiện nay. 1. Nguyên nhân gây đau đầu khi mang thai Theo thống kê thì thực tế có tới 80% phụ nữ mang thai có dấu đau đầu và trong số đó thì số phụ nữ mang thai ở 3 tháng đầu thai kỳ bị đau nửa đầu lên tới 58%. Các biểu hiện dễ dàng để nhận biết một cơn đau đầu của bà bầu là đau đầu, đau nửa đầu, mệt mỏi, buồn nôn hoặc nôn. Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng đau đầu cho bà bầu, một số các nguyên nhân chủ yếu sau đây: 1.1. Mẹ bầu đau đầu do thay đổi nội tiết tố Trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ có những thay đổi nội tiết tố rõ rệt đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các mạch máu co lại, gây ra tình trạng đau đầu, mệt mỏi của mẹ bầu. Đặc biệt, trong những tháng đầu của thai kỳ thì việc mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đau đầu, đau nửa đầu là rất nhiều. Mẹo dân gian trị đau đầu cho bà bầu an toàn là gì? (Ảnh: Internet) 1.2. Phát triển trọng lượng thai nhi Trong những tháng cuối của thai kỳ, lúc này thai nhi phát triển về trọng lượng khá nhanh, dẫn tới cơ thể không thể lưu thông máu được tốt, hệ thần kinh của bà bầu sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy việc thiếu máu lên não sẽ là nguyên nhân gây là hiện tượng đau đầu cho bà bầu. 1.3. Chế độ dinh dưỡng chưa tốt Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu mỗi ngày bị thiếu chất, nghèo dinh dưỡng cũng là yếu tố ảnh hưởng xấu tới cơ thể mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới sức khỏe mẹ bầu rơi vào tình trạng mệt mỏi, đau đầu, uể oải. 1.4. Thói quen sinh hoạt thất thường Nhiều mẹ bầu thường có thói quen sinh hoạt thất thường không tốt như hay thức khuya, sử dụng đồ kích thích gây căng thẳng thần kinh, thiếu ngủ cũng là những nguyên nhân gây ra hiện tượng đau đầu. Ngoài ra, thói quen lười uống nước, ăn uống không đúng bữa cũng gây ra hiện tượng hạ đường huyết, gây đau đầu cho mẹ bầu. 1.5. Tác động của môi trường ngoài Môi trường sống của mẹ bầu cũng là một trong những nguyên nhân gây hiện tượng đau đầu. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thần kinh của mẹ bầu, gây hiện tượng căng thẳng, khó chịu, stress... Nếu mẹ bầu sống trong môi trường bị ô nhiễm tiếng ồn dễ gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh, từ đó gây ra tình trạng căng thẳng mệt mỏi, đau đầu. 1.6. Lý do bệnh lý Mẹ bầu đau đầu cũng có thể là do bệnh lý gây ra. Nếu mẹ bầu đang mặc một số bệnh lý như viêm xoang, viêm mũi dị ứng, nghẹt mũi, trầm cảm... cũng có thể gây ra hiện tượng đau đầu, đau nửa đầu ở bà bầu. Hiện tượng đau đầu thường xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào trong thai kỳ, tuy nhiên giai đoạn đầu thai kỳ là giai đoạn mẹ bầu thường xuyên thấy hiện tượng đau đầu nhất, thế nhưng tới giai đoạn thứ 2 hoặc thứ 3 đau đầu cũng có thể là một trong những dấu hiệu của tiền sản giật - tiền sản giật sẽ có biến chứng vô cùng nghiêm trọng, vì vậy mẹ bầu nên chú ý tới dấu hiệu này. 2. Đau đầu gây ảnh hưởng như thế nào đến mẹ bầu và thai nhi? Trong thai kỳ sức khỏe mẹ bầu có sức khỏe yếu hơn bình thường, vì vậy việc đau đầu sẽ ảnh hưởng khá nhiều tới sinh hoạt hàng ngày, chế độ dinh dưỡng và sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Chứng đau đầu sẽ thường xuyên xuất hiện trong những tháng đầu và tháng cuối của thai kỳ. Nhiều mẹ thường cho rằng chứng đau đầu là hiện tượng bình thường, mẹ bầu nào cũng có hiện tượng đau đầu này, vì vậy thường không chú ý nhiều. Đau đầu gây ảnh hưởng như thế nào đến mẹ bầu và thai nhi? (Ảnh: Internet) Tuy nhiên, thực thế thì đau đầu trong thai kỳ cũng là một trong những dấu hiệu của tiền sản giật - Tiền sản giật là một trong những hội chứng bệnh lý thai nghén toàn thân do hiện tượng thai nghén gây ra trong 3 tháng cuối thai kỳ (khoảng tuần thứ 20 trở đi). Nếu hiện tượng tiền sản dịch không được phát hiện và xử lý kịp thời có thể gây nguy hại nghiêm trọng tới cả mẹ và thai nhi. Vì vậy, chứng đau đầu bình thường ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng tới sinh hoạt, chế độ ăn uống, công việc của mẹ bầu, ngoài ra thì chứng đau đầu còn tiềm ẩn nguy cơ bệnh lý gây hại của mẹ và thai nhi, Vậy nên mẹ bầu cần chú ý hiện tượng đau đầu để phát hiện xử lý kịp thời. 3. 6 mẹo dân gian trị đau đầu cho bà bầu, an toàn không dùng thuốc ** Lưu ý các biện pháp dân gian dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, mẹ bầu tốt nhất không tự ý áp dụng mà nên tham khảo hướng dẫn của bác sĩ thai sản. 3.1. Dùng củ gừng Gừng được biết đến là một loại gia vị dùng trong nấu ăn và cũng là một trong những vị thuốc có thể tận dụng để diệt khuẩn và chữa các bệnh lý khác nhau. Theo nghiên cứu y học hiện đại thì trong thành phần của củ gừng có chứa tinh dầu, với công dụng kháng viêm, diệt khuẩn, giảm đau hiệu quả. Đối với bệnh đau đầu của mẹ bầu thì trong gừng có chất cineole giúp giải tỏa căng thẳng stress, nhực mỏi, giúp tinh thần thoải mái, ngủ ngon hơn. Nếu mẹ bầu đang bị đau đầu có thể sử dụng trà gừng để làm giảm các hiện tượng đau đầu, một trong những mẹo dân gian trị đau đầu đau đầu cho bà bầu được làn truyền như sau: Dùng trà gừng trị đau đầu: Ngoài ra, để tăng hương vị cũng như hiệu quả hơn mẹ bầu có thể cho thêm nước cốt chanh và mật ong (lưu ý không cho lúc trà còn nóng, các chất có trong mật ong dễ bị phá hủy) Mẹo dân gian trị đau đầu cho bà bầu bằng củ gừng (Ảnh: Internet) Ngâm gừng mật ong: 3.2. Dùng củ tỏi Theo nghiên cứu, trong thành phần của tỏi có chứa hợp chất hữu cơ tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể đó là sulfur glycosides, germanium, selenium và germanium. Đặc biệt, còn có hoạt phần selen với các khoáng chất cùng vitamin trong tỏi có tác dụng tiêu độc, trị cảm cúm, huyết áp cao, phòng ngừa các bệnh tim mạch, ung thư, giảm các triệu chứng đau nhức đầu nhanh chóng. Vì vậy các mẹ bầu hoàn toàn có thể áp dụng mẹo dân gian trị đau đầu cho bà bầu từ tỏi tại nhà. Nhét tỏi vào lỗ tai: Mẹo dân gian trị đau đầu cho bà bầu bằng củ tỏi. Nấu cháo tỏi: 3.3. Dùng tâm sen Tâm sen được sử dụng rất nhiều và được biết đến là một loại dược liệu tự nhiên có thể dùng để giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, giảm đau đầu, trấn an tinh thần hiệu quả. Theo y học hiện đại đã chứng minh được rằng trong thành phần của tâm sen có chứa: Nucifera, liensinin, nelumbin... là những hoạt chất có thể giúp dưỡng tâm an thần, chống rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp, giảm đau và còn có tác dụng ổn định một số chức năng trong cơ thể. Để cải thiện tình trạng đau đầu có thể sử dụng mẹo dân gian trị đau đầu cho bà bầu bằng tâm sen như uống trà tâm sen. Lấy tâm sen tươi tiến hành sao tâm sen khô dưới lửa nhỏ để loại bỏ độc tố, sau đó lấy một lượng vừa đủ cho vào ấm dùng nước đun sôi để hãm trà, chắt lấy phần nước trà để uống. 3.4. Dùng bí đỏ Với hàm lượng sắt có trong bí đỏ rất nhiều giúp ngăn chặn tình trạng thiếu máu cho bà bầu. Hơn nữa trong thành phần của bí đỏ còn chứa các hoạt chất có tác dụng giảm thiểu cholesterol thừa, cải thiện chức năng của hệ tim mạch. Như vậy khi sử dụng bí đỏ để điều trị đau đầu cho bà bầu khi nguyên nhân đau đầu của bà bầu là do suy nhược cơ thể, mất ngủ, thiểu năng tuần hoàn máu không tốt. Mẹ bầu chỉ cần sử dụng canh bí đỏ mỗi ngày sẽ giúp thanh mát, bồi bổ sức khỏe, ngăn chặn tình trạng thiếu máu và giảm tình trạng suy nhược, đau đầu 3.5. Dùng lá bưởi Trong thành phần của lá bưởi có chứa rất nhiều hoạt chất giúp làm giảm chứng đau đầu, trừ hàn và thông kinh lạc. Do vậy có thể sử dụng lá bưởi để giảm các cơn đau đầu của bà bầu an toàn. Bà bầu có thể áp dụng mẹo dân gian điều trị đau đầu cho bà bầu theo cách sau: Cách 1: Dùng lá bưởi tươi và củ hành tím, rửa sạch rồi đem giã nát. Rồi lấy đắp lên 2 bên thái dương khoảng 5-10 phút rồi rửa lại bằng nước sạch Cách 2: Lấy lá bưởi tươi đun sôi, để ấm rồi lấy nước đã đun tắm hằng ngày. 3.6. Massage mẹo dân gian trị đau đầu cho bà bầu Trong quá trình mang thai bà bầu không được dùng thuốc vì vậy những mẹo dân gian trị đau đầu cho bà bầu sẽ luôn là phương pháp được ưu tiên. Ngoài việc sử dụng các cách điều trị trên thì bà bầu có thể sử dụng phương pháp massage, giúp cơ thể được thư giãn, thoải mái từ đó làm giảm các triệu chứng đau đầu nhanh chóng hơn. Mẹ bầu hãy thực hiện massage ở vùng đầu, thái dương, vai gáy và cả gan bàn chân để giúp lưu thông máu hiệu quả hơn. 4. Lưu ý khi áp dụng các mẹo dân gian trị đau đầu cho bà bầu Khi áp dụng các mẹo dân gian trị đau đầu cho bà bầu nên chú ý một số các vấn đề sau đây: - Các biện pháp trên chỉ mang tính chất tham khảo và nên có tham vấn ý kiến của bác sĩ sản khoa đang theo dõi thai kỳ để đảm bảo an toàn trước khi áp dụng - Hãy chú ý tới việc sử dụng đồng thời nhiều mẹo cùng một lúc, có thể gây giảm tác dụng - Nguyên nhân gây đau đầu của bà bầu là do căng thẳng, mệt mỏi, stress kéo dài. Nên khi áp dụng các mẹo trên bà bầu cũng cần giữ tinh thần thoải mái nhất - Hãy đảm bảo bà bầu đã được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng - Nếu trong trường hợp áp dụng các mẹo dân gian trị đau đầu mà vẫn không thuyên giảm thì bà bầu nên tới cơ sở ý tế để thăm khám, điều trị sớm nhất. 5. Đau đầu khi nào thì nguy hiểm nên đi bác sĩ? Đau đầu khi nào thì nguy hiểm nên đi bác sĩ? Trong thai kỳ thì triệu chứng đau đầu thường xuyên xuất hiện, nhất là 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp bà bầu xuất hiện tình trạng đau đầu kèm theo những biểu hiện bất thường hãy đi tới ngay cơ sở ý tế, để được các bác sĩ thăm khám kịp thời: - Tình trạng đau đầu liên tục, không có dấu hiệu thuyên giảm - Đau đầu kèm sưng bàn chân, bàn tay và mặt - Đau đầu kèm sốt cao, rối loạn thị giác, buồn ngủ, đau cứng cổ... - Đau đầu kèm đau vùng bụng trên và dưới - Đột ngột tăng cân - Đau răng, mỏi mắt, đau cổ, nghẹt mũi. Khi mẹ bầu thấy đau đầu xuất hiện có thể tạm thời sử dụng các mẹo dân gian trên để xử lý các triệu chứng đau đầu. Tuy nhiên trong trường hợp đã sử dụng các mẹo trên nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm, mà còn có những biểu hiện bất thường, tốt nhất hãy nên đi khám bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi tốt nhất. Theo Afamily.vn Theo Phụ nữ Việt Nam
|